Văn bản ngữ văn 7

Minh Ngọc

Có bạn nào thi các môn cuối học kì 2 lớp 7 chưa ạ

Cho tớ tham khảo để

Nghiêm Thái Văn
28 tháng 4 2017 lúc 19:37

đó like mk nha

haha

Bình luận (1)
Nghiêm Thái Văn
28 tháng 4 2017 lúc 19:35

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Trong mỗi câu từ 1 đến 14 đều có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng.

Câu 1. Thời gian đi từ nhà đến trường của 30 HS lớp 7B được ghi trong bảng sau:

Thời gian (phút) 5 8 10 12 13 15 18 20 25 30
Tần số n 1 5 4 2 2 5 3 4 1 3

Giá trị 5 có tần số là:

A. 8 B. 1 C. 15 D. 8 và 15.

Câu 2. Mốt của dấu hiệu trong bảng ở câu 1 là:

A. 30 B. 8 C. 15 D. 8 và 15 .

Câu 3: Cho hàm số f(x) = 2x + 1. Thế thì f(–2) bằng:

A. 3 B. –3 C. 5 D. –5.

Câu 4: Đa thức Q(x) = x2 – 4 có tập nghiệm là:

A. {2} B. {–2} C. {–2; 2} D. {4}.

Câu 5: Giá trị của biểu thức 2x2y + 2xy2 tại x = 1 và y = –3 là:

A. 24 B. 12 C. –12 D. –24.

Câu 6: Kết quả của phép tính -0,5x²y.2xy².0,75xy là:

A. -0,75x4y4 B. -0,75x³y4 C. 0,75x4y3 D. 0,75x4y4

Câu 7: Biểu thức nào sau đây là đơn thức?

A. 1/y + 5 B. x/2 - 3 C. -0,5(2 + x²) D. 2x2y.

Câu 8: Trong các cặp đơn thức sau, cặp đơn thức nào đồng dạng:

A. -1/2.x²y³ và 2/3x²y³ B. –5x3y2 và –5x2y3

C. 4x2y và –4xy2 D. 4x2y và 4xy2

Câu 9: Bậc của đơn thức 1/3.x³yz5 là:

A. 3 B. 5 C. 8 D. 9.

Câu 10: Bậc của đa thức 2x6 − 7x3 + 8x − 4x8 − 6x2 + 4x8 là:

A.6 B. 8 C. 3 D. 2

Câu 11: Cho P(x) = 3x3– 4x2+ x, Q(x) = x – 6x2 + 3x3. Hiệu P(x) − Q(x) bằng:

A. 2x2 B. 2x2 +2x C. 6x3 + 2x2 + x D. 6x3 + 2x2

Câu 12: Bộ ba đoạn thẳng có độ dài nào sau đây có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông?

A. 3 cm, 9 cm, 14 cm B. 2 cm, 3 cm, 5 cm

C. 4 cm, 9 cm, 12 cm D. 6 cm, 8 cm, 10 cm.

Câu 13: Trong tam giác MNP có điểm O cách đều ba đỉnh tam giác. Khi đó O là giao điểm của

A. ba đường cao B. ba đường trung trực

C. ba đường trung tuyến D. ba đường phân giác.

Câu 14: ∆ABC cân tại A có góc A = 50o thì góc ở đáy bằng:

A. 50o B. 55o C. 65o D. 70o

Câu 15: Đánh dấu “x” vào ô thích hợp trong bảng sau:

Các khẳng định Đúng Sai
a) Nếu hai tam giác có ba góc bằng nhau từng đôi một thì hai tam giác đó bằng nhau.

b) Giao điểm của ba đường trung tuyến trong tam giác gọi là trọng tâm của tam giác đó.

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 16. (1,5 điểm)

Điểm kiểm tra học kì II môn Toán của lớp 7C được thống kê như sau:

Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tần số 1 1 2 3 9 8 7 5 2 2 N = 40

a) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng (trục tung biểu diễn tần số; trục hoành biểu diễn điểm số)

b) Tìm số trung bình cộng.

Câu 17. (1,5 điểm)

Cho P(x) = x3 - 2x + 1 ; Q(x) = 2x2 – 2x3 + x - 5. Tính

a) P(x) + Q(x);

b) P(x) –Q(x).

Câu 18. (1,0 điểm) Tìm nghiệm của đa thức x2 – 2x = 0.

Câu 19. (2,0 điểm) Cho ∆ABC vuông ở C, có góc A = 60o, tia phân giác của góc BAC cắt BC ở E, kẻ EK vuông góc với AB. (K∈ AB), kẻ BD vuông góc AE (D ∈ AE).

Chứng minh:

a) AK = KB.

b) AD = BC.

Bình luận (0)
Nghiêm Thái Văn
28 tháng 4 2017 lúc 19:37

I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII?

Câu 2: (1.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn?

Câu 3: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm)

b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm)

c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm)

d. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0.75 điểm)

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ Văn

I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm)

Học sinh chép chính xác hai câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Mỗi câu đúng đạt 0.5 điểm.

Câu 2: (1.0 điểm)

Học sinh nêu đúng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm đạt 1.0 điểm. Nêu đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm. Giá trị nội dung: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 0.5 điểm Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp; lời văn cụ thể, sinh động; … 0.5 điểm

Câu 3: (3.0 điểm)
a. (0,75 diểm)

Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0.25 điểm) Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0.25 điểm) Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0.25 điểm)

b. (1,0 điểm)

Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng đạt 0.25 điểm Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ đạt 0.25 điểm

c. Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo... (0.5 điểm)

d. Xác định được cụm C - V dùng để mở rộng câu 0.5 điểm

Phân tích: 0.25 điểm

Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày.

ĐT C V

=> Mở rộng phần phụ sau cụm động từ.

II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)

A. Yêu cầu chung:

Phương pháp lập luận: Giải thích Nội dung giải thích: Làm sáng tỏ vấn đề câu tục ngữ đưa ra: Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. Phạm vi giải thích: Vận dụng thực tế cuộc sống để tìm hiểu vấn đề.

B. Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần trình bày được các vấn đề lớn sau:

1. Nội dung: (3.0 điểm)

Mở bài: (0.5 điểm)

Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện tình yêu thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. Trích dẫn câu tục ngữ.

Thân bài: (2.0 điểm) giải thích cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

Nghĩa đen: Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong. Nghĩa bóng: Lá lành - lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi - khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ.

b. Tại sao lá lành phải đùm lá rách?

Vì đó là thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí. Vì thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi. Vì sự cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm -> tình yêu nước.

c. Thực hiện tinh thần lá lành đùm lá rách là như thế nào?

Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn. Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.

Kết bài: (0.5 điểm)

Khẳng định lại vấn đề. Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Như Uyên
Xem chi tiết
Gia Áo
Xem chi tiết
lê ngọc thảo linh
Xem chi tiết
Le Ngoc Anh
Xem chi tiết
Linh đang nhớ Thảo:))
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết
Hoàng Như Uyên
Xem chi tiết
Khánh Ly
Xem chi tiết
Trần Khương
Xem chi tiết