Chuyển các câu miêu tả thành câu tồn tại:
a) Trên bầu trời, mây đen kéo đến mù mịt.
b) Xưa kia, những người dân da đỏ cuộc sống thiếu thốn.
c) Chợ Năm Căn ồn ào, đông vui, tấp nập.
d) Cây hoa lan nở hoa trắng xóa.
Đề 1
"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu."
Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn sau.
Câu 2: Đoạn văn trên có mấy câu trần thuật đơn.
Câu 3: Tóm tắt đoạn văn trên bằng một câu trần thuật đơn.
Câu 4: Nêu cảm nhận của em.
Hết
Chuyển các câu miêu tả thành câu tồn tại:
a) Bỗng, trên bầu trời, kéo đến mù mịt mây đen.
Tương tự b,c,d
Đề 1
"Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu."
Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn sau.
– Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
– Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
Câu 3: Tóm tắt đoạn văn trên bằng một câu trần thuật đơn.
- Cây tre không chỉ theo chúng ta trong đời sống hằng ngày mà còn cùng ta xông pha nơi chiến trường.
Câu 4: Nêu cảm nhận của em.
Bài làm:
Đoạn văn trên tuy ngắn nhưng nó có rất nhiều ý nghĩa. Thép Mới đã truyền vào đây những tâm tư, tình cảm, thay lời muốn nói. Cây tre không chỉ theo chúng ta trong đời sống hằng ngày mà còn cùng ta xông pha nơi chiến trường. Cây tre được "biến tấu" thành những đồ rất cần thiết để đánh giặc" gậy, chông. Quân thù thì dùng sắt thép, quân ta thì dùng tre, sắt thép cứng và rất bền, nhưng với sự khéo léo mà quân ta vẫn có thể đánh bại quân thù. Cây tre đã xông pha chiến đấu, có thế ta mới có thắng lợi, mới giữ được làng, được nước, được nhà tranh, đồng lúa chín. Cây tre như vậy đó, nó hi sinh bảo vệ con người. Vì thế mà Thép Mới đã nói "Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu". Qua đoạn văn trên ta thật sự thấy tầm quan trọng của cây tre đối với con người, đặc biệt là trong lao động và trong chiến đấu.