'Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng '
Đó là nét đẹp truyền thống của đạo lý làm người, nó thấm sâu vào ý thức, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam từ xưa đến nay.
Đạo lý "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" "Uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nó là những câu tục ngữ giàu ý nghĩa nhân văn được nhân dân ta luôn trân trọng và thực hiện trong cuộc sống.
''Ăn quả " "Uống nước" là sự hưởng thụ. Ăn quả ngon, trái ngọt phải chăng là nhờ người trồng cây vất vả, mệt nhọc. Uống một ngụm nước mát thì phải chăng phải từ nguồn sông, suối, ao, hồ, biển cả quanh năm có nước.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" "Uống nước nhứ nguồn "được thể hiện ở lòng biết ơn. Và có thể nói lòng biết ơn là một truyền thống quý báu của dân tộc. Vậy các bạn có biết ở đau ta mới có được một cuộc sống hoà bình và hạnh phúc như bây giờ không?. Đó chính là sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ. Từ yêu nước, giữ nước và quyết tâm bảo vệ nước nhà bao ngàn cánh tay dũg cảm anh dũng giương súng chiến đấu trên chiến trường khô khốc gian nan lập nên những trang lịch sử anh hào. Nhưng cũng đã có bao cánh tay ngã xuống lấy máu mình tô đậm cho lá cờ tổ quốc uy nghi. Để tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng Nhà nước đã lấy ngày 27/7 làm ngày thương binh liệt sĩ để tưởng nhớ biết ơn.
Lòng biết ơn của con người là vô tận. Ta còn nên biết ơn những người đã có công sinh thành quan tâm, chăm sóc dành cho ta tình yêu thương vô bờ bến đó chính là bố mẹ, ông bà. Biết ơn thầy cô đã có công dạy dỗ, chỉ bảo cho ta từng bước đi, chắp cho ta đôi cánh để tớ tương lai tươi sáng. Để đền dáp coong ơn đó thì chúng ta hãy học hành thật tốt, thật chăm chỉ luôn ngoan ngoãn nghe lời và giúp đỡ anh chị cũng như bạn bè. Vì vậy vào ngày 20/11 hay 8/3 những bó hoa tươi thắm cùng những món quà ý nghĩa đem tặng thầy cô, tặng bà, tặng mẹ để bày tỏ lòng kính mến. Tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đánvới những nén hương thơm toả khói khi lên bàn thờ gia tiên là lòng thành kiến và biết ơn.
Lòng biết ơn chân thành, lời cảm ơn. Khi người khác giúp đỡ ta từ việc nhỏ nhát đến lớn nhất. Từ nhặt một cây bút chì rơi dưới đất, cho ta mượn một quyển sách hay hỏi thăm chăm sóc tận tình khi ta bị ốm. Họ giúp ta không chỉ vì muốn ta đền ơn mà đơn giản đó chỉ là sự chân thành nhân hậu từ trái tim, nhân cách và phẩm chất con người.
Tóm lại, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là những việc làm của nhân dân ta luon thực hiện trên đường đời, nó thể hiện một tình cảm đạo đức đáng trân trọng, nó là truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn.
e nhớ ko lầm là cj ra trường r mà???????