Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bùi Minh Ngọc

Chứng minh câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Linh Phương
10 tháng 4 2017 lúc 21:40

Gợi ý phần thân bài:

Thân bài

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: câu tục ngữ khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

- Khẳng định tính chất đúng đắn và giải thích tại sao đúng?

+ Vì mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường rất khó khăn.

+ Vì trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, êm xuôi.

+ Vì sau một lần vấp ngã hay thất bại, ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân (nguyên nhân thất bại, làm thế nào để tránh thất bại. ).

- Chứng minh (bằng dẫn chứng trong thực tế hoặc sách báo): đứa trẻ tập đi dễ bị vấp ngã; lần đầu tiên tập bơi hoặc chơi một môn thể thao dễ lúng túng, không thành công; những nhà khoa học, nhà kinh tế lớn trên thế giới cũng đã that bại nhiều lần mới có thể thành công và nổi tiếng.

- Bàn luận, mở rộng:

+ Phê phán những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống.

+ Yếu tố quan trọng để thành công sau thất bại: sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến tháng nỗi sợ hãi của chính mình.

Yuna Hanoe
10 tháng 4 2017 lúc 22:06

Tham khảo nhé:

Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: “Thất bại là mẹ của thành công”. Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.

Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầuthường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi.Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thểluôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: “Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi”. Hay như Lê-nin đã nói: “Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm”.

Khẳng định “Thất bại là mẹ của thành công” còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân nhưng nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại... Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù “cái giá” mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá “đắt”, nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hòa bình”, lại bị đình chỉ khi học đại học vì “vừa không có năng lực, vừa thiếu ýchí học tập”. Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháytúi đến năm lần trước khi thành công... Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.

Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ..., đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vônghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.Vậy nên, yếu tốquan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình dể tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: “Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó”. Ta cũng hiểu rằng “Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống”.

Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ của thành công” thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: “Cuộcsống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.

Thảo Phương
11 tháng 4 2017 lúc 20:52

1. Giải thích:
- Giải thích nghĩa đen của luận điểm:"Ngừơi mẹ"
- Giải thích nghĩa bóng của luận điểm:
* Trong cuộc đời ai ko từng vấp ngã, cho VD từ chính bản thân mình
Dàn bài:
1/ Mở bài:
- Nêu sự thàh công ko fải dễ dàg và thg fải trải wa nhìu lần thất bại.
- Trích dẫn câu tục ngữ.
2/ Thân bài:
a/ Giải thích nghĩa của câu tục ngữ:
- Thất bại là j?
- Thất bại là ko đạt đc kết quả, mục đích như mìh mog mún, như mọi dự địh.
- Thàh côg là j?
- Thàh côg là sự trái ngc với thất bại, nghĩa là nhữg thành quả mà mình đạt đc.
- Câu tục ngữ mún khẳg địh có thất bại mới có thàh côg và ko có sự thàh côg nào mà ko fải trải qua nhữg khó khăn, thất bại nhất địh.
b/ Giải thích cơ sở chân lí của câu tục ngữ:
- Thất bại là cơ sở, là người mẹ để sản sih ra thàh côg bởi lẽ ko fải bất cứ côg việc j khi bắt tay vào làm cũg thu hái đc thàh côg ngay mà fải trải qua nhữg lần thất bại nhất địh. Mỗi lần gặp thất bại là 1 lần để chúg ta tìm hiểu nguyên nhân. Tìm ra đc hg khắc fục hữu hiệu hơn cho việc thực hiện nhữg lần sau.
- Để đạt đc nhữg kết quả thì fải trải qua nhữg lần vấp váp, thất bại đầu tiên để đạt đc nhữg kết quả bởi thế người xưa nói "Vạn sự khởi đầu nan".
- Càg trải qua nhìu lần thất bại thì con người càg có thêm kih nghiệm thf càg nhah chóg đi đến thàh côg. Nhà thơ Tố Hữu cũg đã từg nói "Ai chiến thắg mà ko hề thất bại. Ai nên khôn mà chẳg dại đôi lần"
c/ Dẫn chứg thực tế về những người nổi tiếg hay trên thế jới: (Bài đừng sợ vấp ngã/ 44, SGK ngữ văn lớp 7)
d/ Giải thích cơ sở vận dụg:
- Trc nhữg lần thất bại ta ko đc nản lòg, ko đc bi quan, chán nản mà fải có ý chí, nghị lực để vượt lên mọi khó khăn, quyết tâm đạt đến thàh côg.
- Trc nhữg thất bại, ta fải lạc quan, fải xem đó là bài học quý báu để lần sau làm việc có kih nghiệm, có sự thận trọg hơn trog việc làm của mìh.
- Mỗi người cần fải có sự chuẩn bị tốt, chu đáo hơn, cần fải nhìn thẳg vào sai trái của mìh một cách nghiêm túc, thẳg thắn, ko bảo thủ, ko che đậy, lấp liếm. Có ý thức tìm ra nguyên nhân để có hg fát triển tốt hơn.
- Đối với hs, hiểu đc ý nghĩa GD của câu tục ngữ để rèn luyện đức tíh kiên trì, 1 sự quyết tâm khắc fục mọi khó khăn, vươn lên để đạt nhữg kết quả tốt đẹp trên con đg học vấn, ko nản lòg, mhụt chí trc mọi thất bại.
3/ Kết bài:
- Khẳg địh já trị kih nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sốg thực tiễn, khẳg địh já trị bền vữg của câu tục ngữ đối với mọi người.
* Thái độ của mỗi người khi vấp ngã: Có người bỏ cuộc như con chim sâu khi trúng tên thì sợ cây cung... Có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra đựơc những kinh nghiệm quí báu để ko còn thất bại nữa. Cho VD.
2. Những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công:
- Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm
- Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu
- Niutơn, Lui Paxtơ...
III/KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình...

Trần Lê Duy Khánh
14 tháng 4 2018 lúc 9:14

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gi mà đã làm bao người chán nản. vậy để có những thành công đó hay vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gi?. Để khuyên chúng ta có động lực sau những lần thất bại để có được những thành công ông bà ta đã có câu “ thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
* Nghĩa đen

- Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thành công là đạt dược những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
2. Tại sao “ thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói, “ thành công” hoàn toàn trái ngược với “ thất bại”.
- Nguyên nhân: vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí
- Đối với người có ý chí
- Dẫn chứng:
+ lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi
+ nhà bác học Edison đã thất bại hang ngàn lần trước khi ông sang tạo ra chiếc bóng đèn.

III. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.


Các câu hỏi tương tự
ho nguyen anh khoa
Xem chi tiết
Cô Nàng Song Tử
Xem chi tiết
Mercury
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
joly trần
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyệt
Xem chi tiết
le thu hien
Xem chi tiết
Kiều Trang
Xem chi tiết
Huỳnh Lê Như Ngọc
Xem chi tiết