Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhan Vat Khong Ten

Chứng minh câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"

Giúp mk với. Mk cảm ơn

Trần Nguyễn Bảo Quyên
2 tháng 3 2017 lúc 22:34

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.

Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
2 tháng 3 2017 lúc 22:34

Từ ngàn xưa, dù việc học chưa được coi trọng, trường lớp chưa được xây dựng nhiều, nhưng ông cha ta đã biết được tâm quan trọng của việc học hỏi tri thức. Muốn khôn lớn, thành người phải luôn học hỏi. Bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình, ông cha ta đã đúc kết câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".

Theo nghĩa đen của câu tục ngữ, "đi một ngày đàng" tức là đi đường một ngày, "học một sàng khôn" tức là học hỏi được nhiều thứ. Nhưng tại sao lại phải "đi một ngày đàng"? Trở về thời xa xưa, chúng ta sẽ thấy lúc bấy giờ ông bà ta quanh năm chỉ quẩn quanh với lũy tre làng, với đồng ruộng, nương rẫy. Mấy khi được bước ra khỏi làng, khỏi xóm. Có lẽ vì vậy mà nếu có dịp đi đâu xa, họ như khám phá ra nhiều điều mới lạ. Những chuyến đi xa luôn để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí họ, để khi có dịp họ lại kể cho con cháu, bạn bè cùng nghe. Ở thời đó, những người được đi nhiều, được giao du đây đó, thường là những người hiểu biết nhiều thứ hơn những người quanh năm quanh quẩn xó bếp. Dùng "học một sàng khôn", ông cha ta đã mượn hình ảnh của một đồ vật rất chân thật, gần gũi với con người để nói lên lợi ích của việc đi nhiều sẽ biết nhiều, sẽ "khôn" hơn.

Thật vậy, bất kể ở nơi đâu ta đến cũng luôn có những điều hay, cái đẹp để ta chiêm ngưỡng, học hỏi. Đất nước ta trải dài từ Bắc tới Nam, nơi đâu cũng có nhiều cảnh đẹp để ta khám phá. Và ở mỗi nơi, con người luôn có những đặc điểm, tính cách, văn hóa riêng. Mỗi người ta gặp là mỗi bài học quý giá, ai cũng có những điều hay đáng để ta học hỏi. Hơn nữa, khi thực sự bước chân vào cuộc sống, ta mới cảm nhận hết những niềm vui, nỗi khổ trong đời, ta sẽ hiểu được những số phận, những cuộc đời, biết mở rộng lòng, thông cảm và thấu hiểu cho những con người bất hạnh hơn mình. Lúc bấy giờ, ta mới biết mình cần gì, muốn gì ở cuộc đời này. Mặt khác, khi ra đi, sẽ có lúc ta gặp những khó khăn, vấp ngã. Mã mỗi lần vấp ngã, khi đứng dậy được, ta sẽ thấy mình khôn lớn, trưởng thành hơn, thấy mình tự tin, vững chãi hơn trong cuộc sống, cũng như sẽ có những ứng xử thông minh, khéo léo hơn. Đầu óc rộng mở, giúp con người càng trở nên khoan dung, độ lượng, biết nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Vì thế ông bà ta cũng hay thường xuyên khuyến khích việc đi đây đi đó:

Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Ngày nay, việc "đi một ngày đàng" trở nên hết sức bình thường. Khi xã hội phát triển, khoảng cách về địa lý đã không còn là vấn đề khó khăn. Con người có thể đi khắp nơi Bắc, Trung, Nam, thậm chí ra nước ngoài để du lịch, học tập...Do đó, họ có điều kiện để mở rộng tầm mắt, để học tập và tiếp thu những điều mới lạ. Việc học hỏi, tiếp thu cái mới càng trở nên cần thiết.

Tuy nhiên, khi "đi một ngày đàng" không phải bao giờ ta cũng gặp được những điều tốt đẹp. Mà trái lại, xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp, cái xấu, cái tốt lẫn lộn. Cũng như khi ra nước ngoài, ta sẽ nhìn thấy những điều hay và những điều không phù hợp với văn hóa nước ta. Do đó, quan trọng nhất là mỗi người phải có bản lĩnh để phân biệt, nhìn nhận cái nào đáng cho ta tiếp thu, học hỏi, cái nào ta nên đề phòng, né tránh. Có như vậy, khi "đi một ngày đàng" chúng ta mớ "học một sàng khôn".

Thường xuyên đọc sách báo, xem tin tức cũng là cách học nhằm bổ sung tri thức. Tuy nhiên, nếu chỉ có đọc sách, xem tivi mà không tận mắt nhìn thấy, không thực hành thì dù có đọc trăm ngàn cuốn sách cũng hoài công, vì lí thuyết mà không ứng dụng thì chỉ là lí thuyết suông, và "trăm nghe không bằng một thấy".

Rõ ràng, việc đi đây đi đó để học hỏi, tiếp thu tri thức là việc làm bổ ích và cần thiết cho mỗi người. Nếu biết kế hợp giữa đọc sách báo, xem tin tức và đi đây đi đó, bước chân vào cuộc sống xã hội, con người sẽ ngày càng hiểu nhiều biết rộng, khôn ngoan và vững chãi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải xác định rõ mục tiêu cần học, đồng thời phải có phương pháp để tiếp thu, phải biết chọn lọc, chủ động và sáng tạo trong quá trình học hỏi. Ngoài ra, học tập tri thức là việc lâu dài, chúng ta nên kiên trì trau dồi, bổ sung kiến thức để không bị lạc hậu, tụt hậu so với người khác.

Câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" được đúc kết để nâng cao hiểu biết. Đồng thời câu tục ngữ trên cũng thể hiện niềm khát khao, mơ ước của ông cha ta được thoát ra khỏi ngôi làng nhỏ bé, đi đay đi đó để mở rộng tầm nhìn, mở mang đầu óc.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
2 tháng 3 2017 lúc 22:35

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”

a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… va tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu khiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
- Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học

2. Bình luận về câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trao dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
- Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sch được cho xã hội

3. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập

III. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học dúng đắn
Câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.

Trần Ngọc Định
2 tháng 3 2017 lúc 22:59

Tục ngữ xưa có câu Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Cha ông ta đúc kết từ kinh nghiệm bản thân lưu giữ và truyền lại trong đó: con người không chỉ học tập trong sách vờ nhà trường mà còn phải học tập từ thực tế, từ bên ngoài xã hội. Ước mơ, khát khao được mở rộng tầm mắt cũng gửi gắm cả trorg đó. Nhưng có bạn lại đưa ra ý kiến: nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào. Như vậy là bạn đó chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ.

Học tập là nghĩa vụ, cũng là quyền lợi của mỗi người. Ngày nay đến trường ta tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, sách vở. Rồi ta còn tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh: báo chí, truyền hình… nhưng như thế vẫn chưa đủ. Thế giới bao la, cuộc sống xã hội rất phức tạp, mỗi người dù thông minh tới đâu hiểu biết cũng chỉ có hạn. Cuộc đời, xã hội là môi trường học tập hữu ích để ta nâng cao sự hiểu biết, mở rộng tầm nhận thức, phát huy trí thông minh của mình. Vì thế, lời khuyên răn dạy bảo từ câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn, sâu sắc. Đi ở đây có nghĩa là đi đây, đi đó, cũng có nghĩa là tham gia vào các hoạt động xã hội. Sàng khôn là tri thức, sự hiểu biết, là những điều hay, điều mới lạ ta tiếp thu được – kết quả của việc đi. Chịu khó mỗi ngày đi xa hơn, nhiều hơn thì sang khôn ta nhận được ngày càng lớn càng đầy. Câu tục ngữ là bài học về cách sống, tinh thần ham học hỏi, ham hiểu biết. Chỉ có mõi trường xã hội phong phú đa dạng và sự ham hiểu biết mới giúp ta hoàn thiện nhân cách bản thân.

Chúng ta đừng vội nghĩ rằng chắc gì đã có sàng khôn nếu chưa thử đi. Hãy cứ đi, đi xa, đi nhiều và đến một lúc nào đó, dù ta không có ý định học thì vẫn cứ học được và khôn ra. Cùng nội dung với câu tục ngữ, người xưa có câu ca dao rất chí lí, chí tình:

Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Con người nếu cứ suốt ngày suốt năm chỉ chôn chân nơi bốn bức tường hạn hẹp thì sẽ trở nên lạc hậu và thiển cận biết bao. Những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, những vùng đất hoang sơ cần sự khám phá, đặt chân của con người, có câu tai nghe không bằng mắt thấy. Kiến thức, thông tin ta thu được từ sách vở, thầy cô, báo chí … chưa phải là tất cả. Nếu được nghe trực tiếp, được chứng kiến tận mắt thực tế cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc sống còn bao điều hay, mới lạ ta chưa biết tới. Hãy nhớ lại những buổi tham quan mà nhà trường vẫn tạo điều kiện tổ chức hàng năm cho chúng ta hay ta đi cùng gia đình. Ta có dịp chứng kiến vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những điều được ngợi ca trong mỗi bài học và so sánh với những điều được dạy bảo ở trường lớp. Đến mỗi vùng miền khác nhau, ta lại hiểu thêm được nếp sống, cách sinh hoạt, phong tục tập quán của đồng bào nơi đó. Dù chỉ là đi chơi dã ngoại nhưng ta thu lượm được bao điều bổ ích, thú vị một cách rất tự nhiên.

Gần gũi hơn, ta hãy thả bộ trên con đường từ nhà tới trường- Mỗi ngày có biết bao điều, bao sự việc khiến ta phải suy nghĩ. Một cậu bé dắt tay một cụ già qua đường, một cô bé nhịn bữa sáng để giúp đỡ người ăn xin… dạy ta vé lòng vị tha, nhân ái. Song, xã hội không chỉ toàn điều tốt đẹp mà rất phức tạp, tốt xấu đan xen. Bên cạnh những hành vi cử chỉ tốt đẹp, ta còn chứng kiến nhiều điều ngang trái bất công. Song tất cả những điều đó đều là những bài học về kinh nghiệm cuộc sống, đối nhân xử thế cho ta. Tiếp xúc với thực tế ta biết nhiều thứ mà trong sách vở chưa có dịp nhắc tới mà ta cần phải học tập. Xã hội chính là môi trường lớn, vừa là nguồn cung cấp tri thức, vốn sống trực tiếp, vừa là nơi để ta thực nghiệm.

Ngày nay, khi cái mới xuất hiện từng giờ, từng phút, đất nước có nhu cầu hội nhập với thế giới thì đi để học khôn càng trở nên cần thiết, nhất là đối với giới trẻ. Vì thế, những năm gần đây, việc du học nước ngoài không còn là chuyện xa lạ với thanh niên Việt Nam. Vốn sống gián tiếp được cung cấp từ sách vở nhà trường không thể phục vụ cho cuộc sống chúng ta sau này. Xã hội càng phát triển, con người càng cần phải đi nhiều hơn, tiếp thu nhiều sàng khôn hơn nếu không muốn bản thân và đất nước bị tụt hậu.

Chúng ta là những học sinh, là những người còn rất trẻ, cơ hội đi đây đi đó để học lấy cái khôn là rất nhiều và thuận lợi hơn ông bà ta trước đây. Vì thế, chúng ta cần phải tận dụng sức trẻ, thời cơ, điều kiện để không ngừng mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết. Chỉ biết sống khép kín, tự thỏa mãn với bản thân, chính là tự tách mình ra khỏi nhịp sống sôi động hiện nay, tự đào thải mình khỏi xã hội

Trương Hoàng Khánh Linh
8 tháng 4 2017 lúc 20:22

Tham khảo nha bạn!vui

Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Bài làm:

“Kiến thức”, nó có lẽ là một thứ vô tận mà không ai có thể biết hết được. Khi ta biết hay học được một kiến thức mới nào đó, ta lại tìm tòi, suy nghĩ, và muốn đi sâu hơn những kiến thức ấy. Nó tạo cho ta sự tò mò, muốn biết những gì mà ta chưa biết. Ta lại càng phải học hỏi thêm từ thế giới bên ngoài để mở rộng thêm tầm hiểu biết .Từ đó, ông cha ta đã đúc kết ra một câu nói mà trong đó chứa đựng nhiều giá trị: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Câu nói ấy quả là không sai! Đó là câu nói mà ông cha ta đã đúc kết lại để truyền lại cho con cháu thế hệ đời sau. Kiến thức như đại dương bao la, mà mỗi chúng ta chỉ như là một giọt nước nhỏ bé trong kiến thức bao la ấy. Vì vậy, nếu như ta không muốn thành những giọt nước nhỏ bé ấy, thì điều đầu tiên cần làm là học.

Cái câu nói ấy có hai vế:

+Vế thứ nhất: “Đi một ngày đàng”

Ngày xưa, ông cha ta không có cách đo độ dài của đường họ đi như ngày nay, mà ông cha ta chỉ biết đo đoạn đường họ đi bằng ngày.

+Vế thứ hai: “Học một sàng khôn”

Bạn hãy nghĩ về thứ đơn giản nhất: Sàng gạo! Người nông thôn như chúng ta chắc hẳn ai cũng biết về nó. Sàng gạo là sàng ra những vỏ lúa để lấy ra những hạt gạo thơm ngon, như chúng ta “sàng” ra những kiến thức mới từ trong những kiến thức cơ bản vậy!

Nói chung, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có hàm ý: Hãy học hỏi thêm, mở rộng hiểu biết thêm từ thế giới bên ngoài. Nhưng trước khi làm việc ấy, ta có thể tìm hiểu thêm những kiến thức mới trong các kiến thức cơ bản mà ta đã biết. Lỡ như ta lại bỏ qua những kiến thức mới mẻ đó thì sao? Chắc gì những kiến thức ngoài cuộc sống bên ngoài lại nhiều hơn những kiến thức mới trong đó?

Tôi nói vậy, chưa chắc gì đúng, cũng chưa chắc gì đã sai. Thật vậy! Nếu như bạn mỏi mệt trước những kiến thức trong sách, thì hãy thư giãn một tí nhé! Hãy ra ngoài của sổ và cảm nhận được sức sống của thiên nhiên. Rồi tự nhiên bạn sẽ thấy có nhiều điều bất ngờ! Kiến thức không phải lúc nào cũng có ở trong sách, mà ngoài tự nhiên, có nhiều điều bất ngờ mà ta có thể không ngờ đến được.

Bây giờ đã là thời hiện đại, không giống như ngày xưa nữa. Bây giờ đã có Internet, muốn biết cái gì thì cứ lên tra Google là biết. Nhưng chưa chắc gì, lúc nào trên mạng cũng đúng nhé! Ở trên đó chỉ là những bàn luận, những suy nghĩ của mỗi người trên mạng mà thôi. Chả lẽ, lúc ta lên mạng để tìm kiếm những kiến thức mới, mà ta gặp phải những ý kiên trái chiều, rồi ta lại bình luận cái này đúng, cái này sai, như vậy đó có phải là tiếp thu thêm kiến thức cho ta không? Đừng có khép kín mình như vậy! Hãy bật ra khỏi giường, ngừng ôm cái laptop, ipad đi! Bạn hãy đi ra thế giới bên ngoài, rồi bạn sẽ biết đó là những kiến thức mà bạn cần hay không.

Đó là một sự khác biệt lớn giữa nhìn nhận thông qua người khác và trực tiếp nhìn nhận từ thế giới bên ngoài.

Kiến thức như một đại dương bao la, từ đại dương này sang đại dương khác, giống như từ kiến thức này sang kiến thức khác, làm cho ta không bao giờ ngừng học hỏi, qua nơi này sang nơi khác để trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là cái “ngại” của một số người. Như vậy, nó cũng chả khác gì như câu nói của người Phương Tây:

“Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát,

Không hỏi thì sẽ dốt nát cả đời.”

Đi nhiều, học hỏi nhiều là một thứ đáng quý mà ta không nên lãng phí nó trong đời. Nhờ nó, ta có thể xử lí được những chuyện bên ngoài cuộc sống mà không cần ai giúp đỡ hay tư vấn. Hãy tự vận động trí óc của mình để trở thành một con người trưởng thành. Chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi chỉ biết dúi đầu vào máy tính, laptop trong một căn phòng nhỏ bé. Mỗi người chỉ có một lần sống, đừng bao giờ lãng phí thời gian để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới.

Cuốc sống ngày càng hiện đại, ta ngày một lớn hơn. Vì thế, hãy bắt những chuyến đi xa, để trải nghiệm những chuyến đi ấy bằng cách học tập từ người khác.


Các câu hỏi tương tự
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Nguyễn Sarah
Xem chi tiết
Lê Huy Tường
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Đặng Thị Dung
Xem chi tiết
Từ Minh Thành
Xem chi tiết
Awayuki Himeno
Xem chi tiết
❖ Kẹo/Min bad girl ❄ (Bo...
Xem chi tiết