Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dieu Thuy

Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là Một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”. Bằng những sự kiện Lịch sử có chọn lọc từ thế kỉ 10 đến cuối thế kỉ 18 , Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên? Chân lý đó tiếp tục được khẳng định như thế nào trong thời đại ngày nay

Huỳnh lê thảo vy
21 tháng 1 2019 lúc 17:28

Mỗi quốc gia đều có độc lập chủ quyền bất khả xâm phạm, quyền ấy được luật pháp quốc tế công nhận. Vì vậy mọi dân tộc trên thế giới đều ra sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình “bằng mọi giá”. Có lẽ đó cũng chính là thông điệp mà chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến chúng ta: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị nhưng lại giàu tính triết lý gói trọn cả niềm tự hào, cả tự cường dân tộc. Đó là chân lý về độc lập tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Người đã mượn những hình ảnh thiên nhiên “sông có thể cạn núi có thể mòn” để khẳng định một cách chắc nịch: “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, đó là chân lý bất di bất dịch.

Trước hết ta hiểu chân lí ấy là sự khẳng định của Hồ Chủ Tịch về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ là một trong những vấn đề hàng đầu của đất nước, của dân tộc. Từ thuở cha rồng mẹ tiên sinh ra nòi giống con người Việt Nam, từ thuở vua Hùng dựng nước cho tới ngày nay, trải qua hàng vạn cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” ta vẫn giữ vững độc lập chủ quyền. Vì dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước nồng nàn ấy lại cháy bùng lên mạnh mẽ. Chúng ta đã đánh bại biết bao thế lực hùng mạnh. Ta đập tan âm mưu xâm lược của Trung Quốc: Phá quân Tống có chiến công của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, để từ đó “Nam Quốc Sơn Hà” trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất, tuyên ngôn ấy cũng đã chỉ ra chân lý được ghi trong sách trời:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành đã định tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

Trận Bạch Đằng đã đi vào lịch sử với chiến công của Ngô Quyền chống quân Nam Hán mở ra một kỷ nguyên độc lập mới cho dân tộc. Đến lượt đội quân Mông Nguyên hùng hậu, tinh nhuệ, hiếu chiến, chúng chiếm cả nửa châu Âu, bình định Trung Quốc và nhiều nước châu Á. Chúng tự hào rằng: Vó ngựa của quân Mông Nguyên đi tới đâu thì tất cả phải cúi rạp đến đó. Nhưng trong thực tế chúng đã đại bại ở Việt Nam đến ba lần dưới tài thao lược của Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và lòng yêu nước của nhân dân ta. Tiếp đó, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đập tan âm mưu xâm lược của quân Minh để bản tuyên ngôn độc lập thứ hai được ra đời “Bình Ngô đại cáo”. Thêm một lần nữa độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lại được nhắc đến:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xứng đế một phương”

Đến thế kỉ XVIII, quân Thanh xâm lược Việt Nam, người anh hùng áo vải Quang Trung đã kiêu binh từ Nam ra Bắc để rồi cuối cùng chiến thắng vang dội ở Đống Đa – Ngọc Hồi. Thế kỷ XX nước ta đầy bóng giặc, nhưng Cách mạng tháng Tám thành công, tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đời thêm một lần nữa khẳng định lại chân lí muôn đời đó “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập”. Trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân. Và ngày 30/04/1975 đất nước chúng ta sạch bóng quân thù và hoà bình phát triển cho đến ngày nay.

Như vậy để có được hoà bình và toàn vẹn lãnh thổ, để có một nước Việt Nam, một dân tộc Việt Nam, thì suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước chúng ta phải đương đầu với mọi kẻ thù (kể cả thù trong giặc ngoài) để bảo vệ vững chắc chủ quyền. Chúng ta đã đổ xương đổ máu quyết không bao giờ nhân nhượng với kẻ thù để bảo vệ cho bằng được chủ quyền. Đúng như lời đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Chúng tôi muốn hoà bình nhưng không phải hoà bình bằng bất cứ giá nào” .

Mượn hình ảnh sông cạn núi mòn, Hồ Chí Minh lại thêm một lần nữa khẳng định “chân lí ấy không bao giờ thay đổi”
Núi và sông theo thời gian sẽ bị bào mòn đi và có thể không lấy lại được nhưng chân lí thì mãi mãi còn, cũng như độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là bất di bất dịch. Vì thế ta kiên quyết bảo vệ tới cùng chủ quyền núi sông.

Ngày nay biển Đông đang bị đe dọa bởi sự ngang ngược và ngạo mạn, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Chúng ngang nhiên đặt giàn khoan HD-981 vào vùng biển của ta, điều trên 100 tàu chiến bảo vệ giàn khoan, sẵn sàng đâm vào tàu của lực lượng chấp pháp của Việt Nam, chúng dùng vòi rồng tấn công các lực lượng của ta. Đứng trước vấn đề chủ quyền và an ninh đất nước đang bị đe dọa nghiệm trọng, chúng ta lại càng thấm thía hơn bào gờ hết chân lí ấy của chủ tịch Hồ Chí Minh. Có lẽ chính vì vậy mà những ngày qua khắp nơi trên cả nước sục sôi tinh thần yêu nước kết tinh thành những làn sóng mạnh mẽ. Cờ tổ quốc đã nhuộm đỏ những con đường. Nhiều thanh niên đã tình nguyện gia nhập vào quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài biển xa nhiều chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam, ngư dân Việt Nam kiên quyết bám biển để bảo vệ chủ quyền. Nhiều chiến sĩ đã bị thương, nhiều tàu bè đã bị phá hoại nghiêm trọng nhưng ý thức về bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền dân tộc chưa bao giờ tắt lửa trong mỗi con người Việt Nam. Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội, tuổi trẻ Việt Nam cũng đã thể hiện tinh thần yêu nước một cách mạnh mẽ bằng việc treo Avatar bằng hình lá cờ tổ quốc, viết những vần thơ, trang văn và những cảm nghĩ đầy hào hùng và đầy trách nhiệm đối với vận mệnh của Tổ quốc.

Từ việc phân tích ở trên ta cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động:
Chân lý của chủ tịch Hồ Chí Minh là chân lý đúng đắn của mọi thời đại, chúng ta cần tự hào về dân tộc, càng kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền ấy. Mỗi công dân đất nước sẵn sàng xung phong vào lực lượng gìn giữ hoà bình khi tổ quốc kêu gọi. Tuy nhiên cũng cần tỉnh táo trước những âm mưu của kẻ thù nhất là âm mưu kích động gây rối. Đấu tranh một cách ôn hoà tôn trọng luật pháp Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế.

Cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực thù địch. Không nghe, không tin vào những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, nhất là luận điệu xuyên tạc của một số trang mạng. Kiên định con đường hoà bình để bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.

Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Vì vậy "Toàn thể dân tộc Việt Nam trên dưới một lòng đem tất cả tính mạng, của cải để giữ vững nền tự do, độc lập ấy” (Tuyên ngôn độc lập 1945).

Thảo Phương
21 tháng 1 2019 lúc 13:01

Mỗi quốc gia đều có độc lập chủ quyền bất khả xâm phạm, quyền ấy được luật pháp quốc tế công nhận. Vì vậy mọi dân tộc trên thế giới đều ra sức bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình “bằng mọi giá”. Có lẽ đó cũng chính là thông điệp mà chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến chúng ta: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị nhưng lại giàu tính triết lý gói trọn cả niềm tự hào, cả tự cường dân tộc. Đó là chân lý về độc lập tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Người đã mượn những hình ảnh thiên nhiên “sông có thể cạn núi có thể mòn” để khẳng định một cách chắc nịch: “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, đó là chân lý bất di bất dịch.Độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ là một trong những vấn đề hàng đầu của đất nước, của dân tộc. Từ thuở cha rồng mẹ tiên sinh ra nòi giống con người Việt Nam, từ thuở vua Hùng dựng nước cho tới ngày nay, trải qua hàng vạn cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại “Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” ta vẫn giữ vững độc lập chủ quyền. Vì dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu nước nồng nàn ấy lại cháy bùng lên mạnh mẽ. Chúng ta đã đánh bại biết bao thế lực hùng mạnh. Ta đập tan âm mưu xâm lược của Trung Quốc: Phá quân Tống có chiến công của Lý Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, để từ đó “Nam Quốc Sơn Hà”..................................


Các câu hỏi tương tự
Nquỹên Thị Lệ Tình
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
Fantasy Channel
Xem chi tiết
Akina Hayashi
Xem chi tiết
Lê Thùy Linh
Xem chi tiết
Dương Thanh Ngân
Xem chi tiết
Ngân Hà Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Hưng
Xem chi tiết