Ôn tập toán 7

Nguyễn Mai Liên

Cho \(\widehat{xOy}\), \(N\in tia\)phân giác \(\widehat{xOy}\). Kẻ \(NA\perp Ox,NB\perp Oy\)

a) Chứng minh \(\Delta AOB\) cân

b) NA cắt Oy tại E, NB cắt Ox tại D. Chứng minh \(\Delta BEN=\Delta ADN\)

c) \(ON\perp ED\)

d) AB//ED

GIÚP MÌNH NHA!!!!!!!!!

VẼ LUÔN HÌNH THÌ CÀNG TỐT ^-^

Hoàng Thị Ngọc Anh
8 tháng 2 2017 lúc 23:10

a) Xét \(\Delta ANO\)\(\Delta BNO\) có:

OF chung

\(\widehat{AON}=\widehat{BON}\) (tia pg)

\(\Rightarrow\Delta ANO=\Delta BNO\left(ch-gn\right)\)

\(\Rightarrow AO=BO\) (2 cạnh t/ư)

Do đó \(\Delta AOB\) cân tại O.

b) Vì \(\Delta ANO=\Delta BNO\) (câu a)

\(\Rightarrow AN=BN\) (2 cạnh t/ư)

\(\widehat{OAN}=\widehat{OBN}\) = 90o (2 góc t/ư)

Ta có: \(\widehat{OAN}+\widehat{NAD}=180^o\) (kề bù)

\(\widehat{OBN}+\widehat{NBE}=180^o\) (kề bù)

\(\widehat{OAN}=\widehat{OBN}\)

\(\Rightarrow\widehat{NAD}=\widehat{NBE}\)

Xét \(\Delta BEN\)\(\Delta ADN\) có:

\(\widehat{NBE}=\widehat{NAD}\) (c/m trên)

BN = AN (c/m trên)

\(\widehat{BNE}=\widehat{AND}\) (đối đỉnh)

\(\Rightarrow\) \(\Delta BEN=\Delta ADN\left(g.c.g\right)\)

c) Gọi giao điểm của ON và DE là I.

Lại do \(\Delta BEN=\Delta ADN\) (câu b)

\(\Rightarrow\) BE = AD (2 cạnh t/ư

Lại có: OA + AD = OD

OB + BE = OE

mà OA = OB; AD = BE

\(\Rightarrow OD=OE\)

Xét \(\Delta\)DIO và \(\Delta\)EIO có:

OD = OE (c/m trên)

\(\widehat{DOI}=\widehat{EOI}\) (tia pg)

OI chung

\(\Rightarrow\) \(\Delta DIO=\Delta EIO\left(c.g.c\right)\)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{DIO}=\widehat{EIO}\) (2 góc t/ư)

\(\widehat{DIO}+\widehat{EIO}=180^o\) (kề bù)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{DIO}=\widehat{EIO}\) = 90o

Do đó OI \(\perp DE\) hay ON \(\perp DE\).

Bình luận (1)
Hoàng Thị Ngọc Anh
8 tháng 2 2017 lúc 23:18

d) Vì OA = OB nên \(\Delta AOB\) cân tại O

\(\Rightarrow\) \(\widehat{OAB}\) = \(\widehat{OBA}\)

Áp dụng t/c tổng 3 góc trong 1 t/g ta có:

\(\widehat{OAB}\) + \(\widehat{OBA}\) + \(\widehat{DOE}\) = 180o

\(\Rightarrow\) 2\(\widehat{OAB}\) = 180o \(-\widehat{DOE}\)

\(\Rightarrow\widehat{OAB}=\frac{180^o-\widehat{DOE}}{2}\) (1)

Do OD = OE nên \(\Delta\)ODE cân tại O

\(\Rightarrow\widehat{ODE}=\widehat{OED}\)

Áp dụng t/c tổng 3 góc trong 1 t/g ta có:

\(\widehat{ODE}+\widehat{OED}+\widehat{DOE}=180^o\)

\(\Rightarrow2\widehat{ODE}=180^o-\widehat{DOE}\)

\(\Rightarrow\widehat{ODE}=\frac{180^o-\widehat{DOE}}{2}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{OAB}=\widehat{ODE}\)

mà 2 góc này ở vị trí đồng vị nên AB // ED.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Alayna
Xem chi tiết
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
duong pham thuy
Xem chi tiết
Minh Tuấn
Xem chi tiết
Le Thi Viet Chinh
Xem chi tiết
Li Syaoran
Xem chi tiết
Hoàng Anh
Xem chi tiết
????????????????
Xem chi tiết