cho tình huống sau cha mất sớm, mẹ tần tảo suốt ngày để có tiền nuôi anh em Hiếu, Thảo đi học. Hiếu cho rằng đó là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái nên rất thản nhiên trước những khó khăn, nhọc nhằn của mẹ, em chẳng làm gì giúp mẹ mà chỉ nghĩ việc của mình là họ và họ được đến đâu thì học, khi lớn mình sẽ xin đi làm và tự nuôi sống mình
a) Theo em, suy nghĩ của Hiếu có đúng ko? Vì sao?
b) Nếu em là Hiếu em sẽ làm gì?
trả lời nhanh giúp mk cảm ơn mọi người trước
Theo mk thì hiếu đã sai . Vì đúng như hiếu nghĩ cha mẹ có nghĩa vụ là phải nuôi con cái , nhưng hiếu chưa từng nghĩ đến nghĩa vụ của mk đối với cha mẹ là cần phải đối đãi cha mẹ thật tốt cố gắng học tập và phụ giúp mẹ hằng ngày .
Nếu mk là hiếu thì mk sẽ cố gắng htâp và đỡ đần cùg mẹ
Mk ko biết đúng hay sai
Mùng 2 Tết
CHO TRÒN CHỮ HIẾU MỚI LÀ ĐẠO CON
Mỗi người Việt Nam chúng ta có một đạo rất gần gũi, đó là đạo ông bà hay Đạo Hiếu. Trong mỗi gia đình người Việt dù sang hay hèn cũng giành một nơi trang trọng nhất để đặt bàn thờ gia tiên. Ông bà cha mẹ dù có khuất đi nhưng vẫn luôn hiện diện gần gũi với con cháu. Những ngày đầu tháng, ngày rằm, ngày tết, gia đình làm mâm cơm cúng cho ông bà.
Tấm lòng của con cháu tỏ bày lòng hiếu thảo biết ơn. Mỗi khi trong gia đình có việc gì quan trọng như dựng vợ gả chồng cho con cái, hoặc con cái thi cử đỗ đạt… Cha mẹ đều dẫn con cái đến trước bàn thờ gia tiên để trình diện với các ngài, bày tỏ mọi việc để các ngài chứng giám.
Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:
Công cha như núi Thái Sơn,
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.
Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.
Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời.
Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!
Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất.
Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:
Một lòng thời mẹ kính cha,
cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con.
Và rồi, nhìn lại đạo Công Giáo của chúng ta, chữ hiếu cũng được đặt để lên hàng đầu của các điều răn về con người.
Đối với người Công Giáo, đạo hiếu không chỉ là một bổn phận phải có đối với các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, mà còn là đòi hỏi, là lệnh truyền, là giới răn của chính Thiên Chúa.
Trong thập giới, Thiên Chúa dành ra giới răn thứ tư để truyền phải giữ, đó là: “Thảo kính cha mẹ”. Giới răn này chỉ đứng sau những giới răn tôn thờ Thiên Chúa. Như vậy, ngoài bổn phận với Thiên Chúa, người Công Giáo phải trung thành tuân giữ lòng hiếu nghĩa với tổ tiên.
Khi hiếu kính với tổ tiên, chúng ta sẽ được Thiên Chúa chúc phúc và tha thứ lỗi lầm, vì: “Ai tôn thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu” (Hc 3,3-4). Thánh Phaolô thêm: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1-3); vì: “Ai vâng lời cha mẹ trong mọi sự sẽ đẹp lòng Chúa” (Cl 3,20) và sẽ được Thiên Chúa sẽ nhận lời người hiếu nghĩa cầu xin (x. Hc 3,8).
Còn với Đức Giêsu, ngài nhắc lại và kèm theo cảnh báo: “Ngươi hãy thờ kính cha mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử” (Mt 15,4).
Hôm nay, mùng 2 Tết, chúng ta được mời gọi quay về với gia đình của chúng ta. Gia đình như chiếc nôi của tình thương, gia đình chính là nơi ấp ủ ta nên người và gia đình là nơi mà cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục nên ta.
Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng lắm. Hẳn, ta còn nhớ, mỗi người chúng ta ở trong dạ mẹ 9 tháng 10 ngày. Dạ mẹ chính là nơi ấp ủ giọt máu của tình yêu thương, của mỗi người chúng ta.
Và ta thấy chính Chúa Giêsu, khi làm người, Ngài cũng đã ở trong dạ, trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria. Chúa Giêsu đã sống trong tình thương, sống với tình thương của gia đình, của cha và của mẹ. Gia đình chính là chiếc nôi ấp ủ tình thương, tình người. Những ai không biết thương cha, thương mẹ, thương anh chị em mình thì ra đời biết thương ai đây ?
Ngày hôm nay, người Công Giáo chúng ta phải đối diện với trào lưu phá vỡ gia đình. Nam yêu nam, nữ yêu nữ và sống chung với nhau để không còn huyền nhiệm của tình yêu, của mái ấm gia đình nữa. Chúng ta, hơn ai hết được mời gọi làm chứng nhân của Chúa giữa cuộc đời.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngấn lệ khi phải nói rằng ngày hôm nay người ta cổ xúy cho một trào lưu, cho một nền văn hóa dửng dưng. Và như vậy, chúng ta lại càng phải nổ lực, càng làm chứng cho tình yêu gia đình của chúng ta.
Bao nhiêu tiền của, của cải giả như có cũng không thể nào bù đắp được công cha và nghĩa mẹ. Bao nhiêu sự như người Biệt Phái nghĩ có để dâng cho cha mẹ là đủ lễ rồi là sai quấy.
Cha mẹ chúng ta không cần gì nơi chúng ta. Các ngài cần nơi chúng ta đó là chữ hiếu và đời sống yêu thương của chúng ta.
Hiếu thảo với cha mẹ là biết làm hài lòng các ngài không những bằng cách đối xử mà ngay cả bằng sự biết vâng lời trong những điều ngay lẽ phải nên thực hiện trong cuộc sống: "Mẹ cha là biển là trời, làm sao con dám cãi lời mẹ cha." Biết hy sinh, quên bản thân mình để lo cho cha mẹ: "Đói lòng ăn đọt chà là, để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng," hay "Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi, gạo giã cho trắng mà nuôi mẹ già." Những việc nặng nhọc giúp đỡ cha mẹ đã đành mà cả những chuyện nhỏ cũng cần được để ý: "Cau non khéo bửa cũng dầy, trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm."
Tuy nhiên, cuộc đời có người nọ lại cũng có người kia; có người hiếu thảo với cha mẹ thì cũng có người chẳng coi cha mẹ ra gì: "Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày." Hoặc lại có người lạm dụng hình thức hiếu thảo hầu mong lấy tiếng cho mình: "Còn sống thì chẳng cho ăn, chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi." Những người này thường không để ý đến sự giúp đỡ cha mẹ: "Mẹ già ở tấm lều tranh, đói no chẳng biết rách lành không hay."
Bởi vậy để khuyến khích con cái hiếu thảo với cha mẹ, người đời có câu: "Con không hiếu kính mẹ cha, bàn nhơn thiên hạ người ta chê cười." Đôi khi Ca Dao dùng thuyết nhân quả để nhắc nhở người ta nên hiếu thảo với cha mẹ: "Mình chí hiếu với mẹ cha, con mình sẽ hiếu với ta khác gì," hoặc dùng sự kiện thiên nhiên nói cho con người ý thức nếu mình hiếu thảo với cha mẹ thì sau này con cái sẽ đối xử với mình như vậy: "Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó," hay tục ngữ cũng có câu: "Giỏ nhà ai quai nhà nấy."
Những ai đã mất cha hay không còn mẹ hãy cầu nguyện thật nhiều cho cha mẹ. Hãy cố gắng sống làm gương sáng cho con cái để bảo tồn truyền thống yêu thương của gia đình.
Hạnh phúc cho những ai đang còn mẹ, hãy cố gắng sống, hãy làm điều gì đó cho cha mẹ khi còn có thể làm được.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Nước biển mêng mông không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha.
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn,
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!