Ôn tập chương I : Tứ giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Erza Scarlet

Cho tam giác DE vuông tại D ( DE < DF ). Có đường cao DK. Từ K kẻ KA vuông góc với DE tại A, kẻ KB vuông góc với DF tại B
a, CM : AB = DK
b, Gọi I là trung điểm của KF, C đối xứng với D qua I. Chứng minh DF // CK
c, CM : Tứ giác BFCA là hình thang cân
d, AB cát DK tại O, FO cắt DC tại H. CM : DC = 3DH

Giúp tui gấp !!!

Ngô Thành Chung
21 tháng 5 2019 lúc 21:52

Ôn tập : Tứ giác

a, Vì ΔDEF vuông tại D⇒ \(\widehat{FDE}=90^0\)

hay \(\widehat{ADB}=90^0\)

Vì DK là đường cao của ΔDEF

⇒ DK ⊥ EF

\(\widehat{DKE}=\widehat{DKF}=90^0\)

Vì KA ⊥ DE ⇒ \(\widehat{DAK}=\widehat{A_1}=90^0\)

Vì KB ⊥ DF ⇒ \(\widehat{DBK}=\widehat{B_1}=90^0\)

Tứ giác ADBK có\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{ADB}=90^0\\\widehat{DAK}=90^0\\\widehat{DBK}=90^0\end{matrix}\right.\)

⇒ Tứ giác ADBK là hình chữ nhật

⇒ AB = DK (hai đường chéo trong hình chữ nhật)(đpcm)

b, Vì C đối xứng với D qua I

⇒ I là trung điểm của CD

Tứ giác DFCK có

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{I là trung điểm của FK}\\\text{I là trung điểm của CD}\\\text{Đường chéo FK và CD}\end{matrix}\right.\)

⇒ Tứ giác DFCK là hình bình hành

⇒ DF // CK (đpcm)

c,

Vì tứ giác ADBK là hình chữ nhật

⇒ AK // BD

⇒ AK // DF

Ta có \(\left\{{}\begin{matrix}\text{DF // CK }\\\text{AK // DF}\end{matrix}\right.\)

⇒ A, K, C thẳng hàng (tiên đề Ơclit)

Vì DF // CK

⇒ BF // AC

⇒ Tứ giác BFAC là hình thang (1)

Kẻ thêm: Từ F kẻ FN ⊥ AC

\(\widehat{CNF}=\widehat{KNF}=90^0\)

Vì tứ giác ADBK là hình chữ nhật

\(\widehat{AKB}=90^0\)

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{FN ⊥ AC}\\\text{BF // AC}\end{matrix}\right.\)⇒ BF ⊥ FN

\(\widehat{BFN}=90^0\)

Tứ giác BFNK có \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{BFN}=90^0\\\widehat{B_1}=90^0\\\widehat{KNF}=90^0\end{matrix}\right.\)

⇒ Tứ giác BFNK là hình chữ nhật

⇒ FN = BK (2 đường chéo)

Vì tứ giác DFCK là hình bình hành

⇒ CF = DK

mà AB = CK

⇒ AB = CF

ΔABK và ΔCFN có \(\left\{{}\begin{matrix}\text{AB = CF}\\\widehat{CNF}=\widehat{AKB}=90^0\\\text{FN = BK}\end{matrix}\right.\)

⇒ ΔABK ~ ΔCFN (ch.cgv)

\(\widehat{A_2}=\widehat{ACF}\) (2)

Từ (1), (2) ⇒ Tứ giác BFCA là hình thang cân (đpcm)

d, Ta có

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{Tứ giác ADBK là hình chữ nhật}\\\text{Đường chéo AB và DK}\\\text{AB cắt DK tại O}\end{matrix}\right.\)

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{O là trung điểm của AB }\\\text{O là trung điểm của DK }\end{matrix}\right.\)

Vì I là trung điểm của FK

⇒ DI là đường trung tuyến của ΔCDK

Vì O là trung điểm của DK

⇒ FO là đường trung tuyến của ΔCDK

ΔCDK có

\(\left\{{}\begin{matrix}\text{DI là đường trung tuyến của ΔCDK}\\\text{FO là đường trung tuyến của ΔCDK}\\\text{DI cắt FO tại H}\end{matrix}\right.\)

⇒ H là trọng tâm của ΔCDK

⇒ DH = \(\frac{2}{3}\)DI (Trọng tâm của tam giác cách đều mỗi đỉnh một khoảng bằng \(\frac{2}{3}\) độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh đó) (3)

Vì I là trung điểm của CD

⇒ DI = \(\frac{1}{2}\)CD (4)

Thay (4) vào (3), ta có

DH = \(\frac{2}{3}.\frac{1}{2}\)CD

⇒ DH = \(\frac{1}{3}\)CD

⇒ CD = 3DH (đpcm)

Chúc bạn học tốt !!!


Các câu hỏi tương tự
Hồng Phượng
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Trường An
Xem chi tiết
đặng văn đạt
Xem chi tiết
Hương
Xem chi tiết
Giang Hoàng Gia Linh
Xem chi tiết
Nhữ_ Thị _Ngọc _Hà
Xem chi tiết
Lê Như Thiên An
Xem chi tiết
Kuzuki Zeck
Xem chi tiết
Lê Lý
Xem chi tiết