Số “tương lai” là số có các ước (không kể 1 và chính nó) là các số nguyên tố. VD: số 10 có ước là 2 và 5 là các số nguyên tố nên 10 là số “tương lai”.
Yêu cầu: Cho dãy số nguyên (a1, a2, ..., an), 1 <= n <= 1000; với mọi i sao cho ai <= 10^6. Hãy cho biết trong dãy trên có bao nhiêu số tương lai.
Dữ liệu vào: Đọc từ file văn bản FUTURE.INP có cấu trúc như sau:
Dòng thứ nhất chứa số nguyên dương n.
Dòng thứ hai chứa n số nguyên a1, a2, ..., an.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản FUTURE.OUT ghi một số nguyên dương là số lượng các số tương lai. Các số trong file dữ liệu cách nhau ít nhất 1 dấu cách
Ví dụFUTURE.INP | FUTURE.OUT |
9 9 7 10 6 17 4 19 21 13 |
5 |
Cho 2 số nguyên dương a và N (a<= 100; N<=106)
Tìm chữ số tận cùng của aN
Dữ liệu vào:
2 số a và N cách nhau 1 khoảng trắng.
Kết quả:
1 số duy nhất là kết quả tìm được
Ví dụinput
2 5
output
2
Giải thích ví dụ: 2 mũ 5 là 32, chữ số tận cùng của 32 là 2
Trong ngày thực tập đầu tiên, thầy Hải có một câu đố nho nhỏ cho các học sinh của mình. Cho một số nguyên n, hãy kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không?
Số nguyên tố là số tự nhiên khác 0 chỉ có hai ước số dương phân biệt là 1 và chính nó.
Input:
- Gồm một dòng duy nhất là số nguyên n ( |n| <= 1012 )
Output:
- In ra YES nếu n là số nguyên tố. Ngược lại in ra NO.
Ví dụInput:
9
Output:
NO
Input:
7
Output:
YES
HP xây dựng một dãy số vô hạn A từ dãy các số nguyên dương bằng cách lần lượt xét các số tự nhiên bắt đầu từ 1 và lần lượt chọn các số cho dãy A theo quy tắc: Chọn một số chia hết cho 1 (hiển nhiên là số 1), sau đó là hai số chia hết cho 2, tiếp theo là 3 số chia hết cho 3, 4 số chia hết cho 4, 5 số chia hết cho 5…. Như vậy các số đầu tiên của dãy A là: 1, 2, 4, 6, 9, 12, 16, 20, 24, 28, 30, 35, 40, 45, 50, 54, …..
Yêu cầu: Cho số tự nhiên N, hãy xác định số thứ N của dãy số như trên?
Dữ liệu vào
- Chứa duy nhất số N (1≤ N ≤107).
Kết quả
- Ghi ra số thứ N tìm được.
Ví dụInput
10
Output
28
Cho một dãy gồm n số nguyên dương A1, A2,…, An. (N ≤ 105, Ai ≤109). Hãy in ra tất cả các số trong mảng A cùng với số lần xuất hiện của chúng.
Input: Dòng đầu chứa số n, dòng thứ hai chứa n số nguyên dương A1, A2,…, An.
Output: Gồm n dòng, mỗi dòng ghi số hạng thứ i và số lần xuất hiện của chúng.
Ví dụInput
9
2 3 1 2 3 4 5 4 3
Output
2 2
3 3
1 1
2 2
3 3
4 2
5 1
4 2
3 3
viết chương trình nhập vào 2 số nguyên a,b.in ra màn hình các ước số chung của a và b.
Giúp mink với:>
Levi mở cửa hàng bán quần áo, anh ta có 1 đống tất mà cần phải ghép đôi theo màu để bán. Mỗi màu có thể được biểu diễn bởi 1 số nguyên dương. Hãy xác định giúp anh ta biết anh ta có thể có tối đa bao nhiêu đôi tất cùng màu.
Dữ liệu vào:
- Dòng đầu tiên gồm 1 số nguyên n đại diện cho số chiếc tất (1<=n<=100)
- Dòng thứ 2 gồm n số nguyên dương, mỗi số cách nhau bởi 1 dấu cách (các số này không lớn hơn 100)
Dữ liệu ra:
- Gồm 1 số duy nhất là kết quả của bài toán.
Ví dụInput:
7
1 2 1 2 1 3 2
Output:
2
nhập vào mảng 1 chiều A gốm N phần tử là các số nguyên (1<N<=10^6) và số nguyên K
a) tính tổng các số chia hết cho R
b) Đếm số lượng các số chia hết cho R
Sau kì nghỉ Tết, thầy Hải trở lại trường lớp dạy thuật toán và cấu trúc dữ liệu. Năm nay thầy Hải chào đón học sinh bằng một bài tập về mảng cơ bản.
Thầy Hải cho bạn 2 mảng A và B (mỗi mảng đều có N phần tử) và yêu cầu bạn in ra một mảng mới Cgồm N phần tử trong đó phần tử thứ i có giá trị: C[i] = A[i] + B[i] ( 1 <= i <= N ).
Input:
- Dòng đầu tiên là số N
- Dòng thứ 2 gồm N phần tử của mảng A
- Dòng thứ 3 gồm N phần tử của mảng B
Output:
- Gồm 1 dòng là N phần tử của mảng C
Ví dụInput:
5 1 2 3 4 5 4 5 3 2 10
Output:
5 7 6 6 15
Giới hạn:
1 <= N <= 100000
1 <= A[i] <= 100000
1 <= B[i] <= 100000