Ôn tập phương trình bậc hai một ẩn

Thảo Nguyên

Cho pt : x^2-2(m-1)x +m^2-3m+4 .

a) Tìm m ddể pt có nghiệm kép, tính nghiệm đó

b) Tìm nghiệm phan biệt

c) Tìm m để x1^2+x2^2 =20

Trương  Bảo Ngân
2 tháng 5 2018 lúc 21:39

Δ = (-2(m-1))2 - 4.1.(m2-3m+4)

=-20m-12

a, Để p/t có n kép thì Δ = 0

⇔ -20m-12 = 0

=> m = \(\dfrac{3}{5}\)

Bn thay m vào giải p/t tìm x1,x2

b, Đẻ p/t có 2n pb thì Δ > 0

⇔ -20m-12 > 0

=> m > \(\dfrac{3}{5}\)

c, Áp dụng hệ thức Vi-et ta có

\(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=2\left(m-1\right)\\x_1.x_2=m^{2^{ }}+3m-4\end{matrix}\right.\)

Ta có
x12+x22

= (2.(m-1))2-2(m2+3m-4)

= 2m2-2m-4
x12+x22 =20

⇔ 2m2-2m-4 = 20

⇔2m2-2m -24 = 0
=> m =4
m=-3


Bình luận (0)
Trương Anh
2 tháng 5 2018 lúc 21:47

Bạn dùng kí hiệu toán học đi nhé (Với lại VP đâu. " \(=0\)" )

\(x^2-2\left(m-1\right)x+m^2+3m-4=0\) (1)

a) (\(a=1\);\(b'=-\left(m-1\right)=1-m\); \(c=-m^2+3m-4\) )

Ta có: \(\Delta'=b'^2-ac=\left(1-m\right)^2-1\left(m^2+3m-4\right)\)

\(=1-2m+m^2-m^2+3m-4=m-3\)

Để PT (1) có nghiệm kép thì \(\Delta=0\)

\(\Leftrightarrow\) \(m-3=0\)

\(\Leftrightarrow\) \(m=3\)

Thay \(m=3\) vào PT (1), ta được:

\(x^2-2\left(3-1\right)x+3^2-3.3+4=0\)

\(\Leftrightarrow\) \(x^2-5x+4=0\)

\(\Rightarrow\) \(x_1=4\) ; \(x_2=1\)

b) Như câu a)

Để PT (1) có nghiệm phân biệt thì \(\Delta\ge0\)

\(\Leftrightarrow\) \(x^2-5x+4\ge0\)

\(\Rightarrow\) \(x_1\ge4\) ; \(x_2\ge1\)

Bình luận (4)
Huyền Tống Khánh
2 tháng 5 2018 lúc 21:53

PT: \(x^2-2\left(m-1\right)x+m^2-3m+4\) (1)

a) Ta có: \(\Delta'=\left[-\left(m-1\right)\right]^2-1.\left(m^2-3m+4\right)\)

\(=m^2-2m+1-m^2+3m-4\)

\(=m-3\)

Để phương trình (1) có nghiệm kép thì \(\Delta'=0\)

\(\Leftrightarrow m-3=0\)

\(\Leftrightarrow m=3\)

Thay \(m=3\) vào phương trình (1) ta được:

\(x^2-2\left(3-1\right)x+3^2-3.3+4\)

\(=x^2-4x+4\)

Ta có:\(\Delta'=\left(-2\right)^2-1.4=0\)

\(\Rightarrow\) Phương trình có nghiệm kép: \(x_1=x_2=\dfrac{-\left(-2\right)}{1}=2\)

Vậy với \(m=3\) thì phương trình có nghiệm kép: \(x_1=x_2=2\)

b) Ta có: \(\Delta'=m-3\)

Để phươg trình (1) có hai nghiệm phân biệt thì \(\Delta'>0\)

\(\Leftrightarrow m-3>0\)

\(\Leftrightarrow m>3\)

Vậy với \(m>3\) thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt.

c) Với \(m>3\) phương trình có hai nghiệm phân biệt (theo phần b)

Theo vi- ét ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=2\left(m-1\right)=2m-2\\x_1.x_2=m^2-3m+4\end{matrix}\right.\)

Theo bài: \(x_1^2+x_2^2=20\)

\(\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2=20\)

\(\Rightarrow\left(2m-2\right)^2-2\left(m^2-3m+4\right)=20\)

\(\Leftrightarrow4m^2-8m+4-2m^2+6m-8=20\)

\(\Leftrightarrow2m^2-2m-24=0\)

\(\Leftrightarrow2\left(m^2-m-12\right)=0\)

\(\Leftrightarrow m^2-m-12=0\)

Ta có: \(\Delta_m=\left(-1\right)^2-4.1.\left(-12\right)\)

\(=49\)

\(\Delta_m=49>0\Rightarrow\) Phương trình có hai nghiệm phân biệt:

\(m_1=\dfrac{-\left(-1\right)+\sqrt{49}}{2.1}=4\) (Thỏa mãn \(m>3\) )

\(m_2=\dfrac{-\left(-1\right)-\sqrt{49}}{2.1}=-3\) (Không thỏa mãn \(m>3\) )

Vậy với m=4 thì phương trình (1) thỏa mãn \(x_1^2+x_2^2=20\) .

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HAHAHAHA
Xem chi tiết
Kim Huệ Lê
Xem chi tiết
Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn văn an
Xem chi tiết
ngô thị linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Xem chi tiết
HAHAHAHA
Xem chi tiết
hoàng thanh mai
Xem chi tiết
Ha Linh Nguyen
Xem chi tiết