Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Nam Trân

Cho mình hỏi với ạ.Vai trò của Việt Nam trong Asean.

Mình cần gấp ạ. Xin cảm ơn

Thái Hưng Mai Thanh
11 tháng 2 2022 lúc 21:35

Tham khảo:

Với Việt Nam, tham gia ASEAN là đột phá khâu mở cánh cửa phá vỡ bao vây cấm vận và từng bước hội nhập vào đời sống khu vực và quốc tế. Trở thành thành viên ASEAN đã giúp thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hòa bình hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực trên nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, tạo cho chúng ta những cơ hội và triển vọng mới phát triển đất nước. 

Tham gia ASEAN còn góp phần nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. 20 năm tham gia ASEAN chứng kiến quá trình trưởng thành của Việt Nam trên sân chơi hội nhập, từ giai đoạn học hỏi, làm quen để vượt qua những bỡ ngỡ, e ngại ban đầu, đến hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ của một thành viên và tiến tới vị thế hiện nay là một thành viên chủ động, tích cực tham gia định hình “luật chơi chung”. Có thể nói, các giai đoạn Việt Nam tham gia ASEAN luôn đồng hành, là một trong những cơ sở cho quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam. Tổng kết quá trình Việt Nam tham gia ASEAN, nhiều dấu ấn đóng góp quan trọng của Việt Nam luôn gắn liền với những bước tiến đầy ý nghĩa của ASEAN. Trong ba trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN, thì ý tưởng thành lập Cộng đồng Văn hóa - Xã hội là sáng kiến của Việt Nam.

Trong suốt quá trình tham gia hội nhập ASEAN, Việt Nam luôn nỗ lực hết mình vì sự phát triển và lớn mạnh của Hiệp hội với ý thức về tầm quan trọng chiến lược của ASEAN đối với Việt Nam: một Hiệp hội ASEAN đoàn kết, vững mạnh và thống nhất sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển ở khu vực. Với phương châm chủ đạo đó, một thập kỷ rưỡi qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực cùng các nước thành viên thúc đẩy hợp tác, tăng cường đoàn kết và liên kết ASEAN, mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN, cùng ASEAN vượt qua những giai đoạn thăng trầm, qua đó, góp phần không nhỏ vào những thành công ASEAN có được ngày hôm nay.

Đóng góp đầu tiên đáng ghi nhận của Việt Nam trong ASEAN là vai trò tích cực của Việt Nam trong việc thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia vào ASEAN, qua đó, hoàn tất ý tưởng về một ASEAN bao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, đưa ASEAN trở thành tổ chức đại diện cho toàn khu vực, chấm dứt thời kỳ chia rẽ giữa các nhóm nước, mở ra giai đoạn hợp tác hữu nghị cùng phát triển ở khu vực.

Năm 1998, chỉ 3 năm sau khi gia nhập, Việt Nam đã chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội. Năm 2001, Việt Nam là nước chủ trì xây dựng và góp phần trong Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp Khoảng cách Phát triển. Việt Nam cũng đã tích cực đóng góp xây dựng và triển khai các lộ trình, kế hoạch hành động về xây dựng cộng đồng ASEAN.

Đáng chú ý, Việt Nam đã đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch ASEAN 2010 đúng vào giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình xây dựng Cộng đồng của ASEAN.

Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong 5 nước đầu tiên phê chuẩn sau khi Hiến chương ASEAN được ký kết và luôn tích cực trong quá trình triển khai; là nước thứ 2 cử đại diện thường trực trong Ủy ban các Đại diện thường trực về ASEAN (CPR) và được đánh giá là một trong những nước đi đầu trong việc triển khai các biện pháp hướng tới hình thành cộng đồng vào cuối năm nay. 
Việt Nam là một trong những nước tích cực trong việc thúc đẩy duy trì đoàn kết nội khối, đề cao tự cường khu vực, các giá trị, chuẩn mực ứng xử chung của ASEAN và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực. 
Với việc đề cao sức mạnh đoàn kết và tự cường, Việt Nam đã nỗ lực cùng các nước ASEAN vượt qua những giai đoạn khó khăn. Trong năm 1998, chúng ta đã tích cực phối hợp với các nước ASEAN trong việc vượt qua cơn bão khủng hoảng tài chính 1997-1998 cũng như đưa ra quyết sách kết nạp Campuchia vào ASEAN năm 1999.

Trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010, bản lĩnh tự chủ của ASEAN trong ứng xử với các nước lớn lại một lần nữa được khẳng định thông qua quyết định kết nạp Nga và Mỹ vào Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), qua đó càng khẳng định vai trò chủ đạo của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. 
 Việt Nam cũng đã có những đóng quan trọng trong việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh ở khu vực, trong đó có bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Việt Nam luôn đề cao vai trò của việc tuân thủ Hiến chương ASEAN và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) như bộ quy tắc ứng xử điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, ở khu vực, nhất là các nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Về Biển Đông, Việt Nam luôn tích cực đề cao tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; tuân thủ luật pháp quốc tế; kiềm chế và không làm phức tạp tình hình; không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982; thực hiện đầy đủ DOC và sớm đạt được COC v.v… 

Những đóng góp chính

Đóng góp của Việt Nam vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN được thể hiện rõ trên những khía cạnh chính sau: Thứ nhất, có vai trò quan trọng đưa hai nhóm nước ASEAN xích lại gần nhau nhờ vị trí địa - chính trị và quá trình lịch sử của Việt Nam tạo ra. Việt Nam đã đóng góp lớn trong việc xây dựng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Thứ hai, giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội ở những thời điểm khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008; thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Thứ ba, về tầm cỡ kinh tế, so với các quốc gia khác trong khu vực,Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, luôn xác định có trách nhiệm trong việc hoàn thành các cam kết của mình. Việt Nam đã vượt lên nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar trong ASEAN 4 tạo nên một mức mới trong ASEAN. Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn và đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường với không ít thành công đã đạt được. Việt Nam cũng là quốc gia thoát nghèo nhanh nhất nên dễ thuyết phục nước khác.

Với tinh thần tích cực, chủ động, trách nhiệm, kể từ khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã hết sức nỗ lực cùng các nước ASEAN trong việc thúc đẩy đạt được nhiều kết quả quan trọng. 

Bình luận (2)
zero
11 tháng 2 2022 lúc 21:34

refer

Vai trò của Việt Nam trong cộng đồng ASEAN - Chi tiết tin tức - Sở Ngoại vụ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
hong minh
Xem chi tiết
Thúy Hằng Official
Xem chi tiết
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Phạm Thị Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tiểu Thư Kiêu Kì
Xem chi tiết
Linh Bảo
Xem chi tiết