Cho mình hỏi:
P: AaBbDd \(\times\) AaBbDd các gen phân li độc lập và gen trội là trội hoàn toàn.
a. Số loại giao tử của P
b. Thành phần gen của các giao tử. Tỉ lệ từng loại giao tử.
c. Số loại hợp tử.
d. Số KG ở F1. Tỉ lệ phân li KG ở F1
e. Số KH ở F1. Tỉ lệ phân li KH ở F1
f. Tỉ lệ KG ở F1 khác P
g. Tỉ lệ KH ở F1 khác P
h. Tỉ lệ F1 có 2 cặp đồng hợp trội và 1 cặp dị hợp
i. Tỉ lệ KH F1 có 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn.
P: AaBbDd x AaBbDd
a. Số loại giao tử ở P là: 23 = 8 giao tử
b. 8 giao tử có tỷ lệ bằng nhau = 1/8
các giao tử là: ABD, abd, ABd, abD, AbD, aBd, aBD, Abd
c. Số loại hợp tử là: 8 x 8 = 64 hợp tử
d. số KG ở F1 là 3 x 3 x 3 = 27 KG
Tỉ lệ phân li KG: (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 2 : 1) =
e. Số KH ở F1: 2 x 2 x 2 = 8 KH
Tỉ lệ phân li KH: (3 : 1) (3 : 1) (3 : 1)
f. P: AaBbDd
+ Tỉ lệ KG giống P là: 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8
\(\rightarrow\) tỉ lệ KG khác P là: 1 - 1/8 = 7/8
g. P: AaBbDd: KH: A_B_D_ : trội, trội, trội
+ Tỉ lệ KH giống P là: 3/4 x 3/4 x 3/4 = 27/64
\(\rightarrow\) tỉ lệ KH khác P là: 1 - 27/64 = 37/64
h. Tỉ lệ F1 có 2 cặp đồng hợp trội và 1 cặp dị hợp
+ AABBDd = AABbDD = AaBBDD = 1/4 x 1/4 x 1/2 = 1/32
+ Tổng tỉ lệ F1 có 2 cặp đồng hợp trội, 1 cặp dị hợp là: 1/32 x 3 = 3/32
i. Tỉ lệ F1 có 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn
* Cách 1: liệt kê các KG
+ A_B_dd = A_bbD_ = aaB_D_ = 3/4 x 3/4 x 1/4 = 9/64
Tổng tỉ lệ F1 có 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là: 9/64 x 3 = 27/64
* cách 2 sử dụng công thức:
F1 mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là: (3/4)2 x (1/4)1 x C23 = 27/64