Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi các bóng đèn được mắc nối tiếp, nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia không hoạt động. B. Cường độ dòng điện qua các mạch song song luôn bằng nhau. C. Khi mắc song song, mạch có điện trở lớn thì cường độ dòng diện đi qua nhỏ. D. Để tăng điện trở của mạch, ta phải mắc một điện trở mới nối tiếp với mạch cũ.
Câu 36:Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai ?
A.Để đo cường độ dòng điện phải mắc ampe kế với dụng cụ cần đo
B. Để đo hiệu điện thế hai đầu một dụng cụ cần mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo
C. Để đo điện trở phải mắc oát kế song song với dụng cụ cần đo . (x)
D. Để đo điện trở một dụng cụ cần mắc một ampe kế nối tiếp với dụng cụ và một vôn kế song song với dụng cụ đó.
Câu 44: Công suất điện cho biết :
A. Khả năng thực hiện công của dòng điện .
B. Năng lượng của dòng điện.
C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
Một ấm điện có 2 điện trở R1 và R2 . Nếu R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau thì thời gian đun sôi nước đựng trong ấm là 50 phút. Nếu R1 và R2 mắc song song với nhau thì thời gian đun sôi nước trong ấm lúc này là 12 phút. Bỏ qua sự mất nhiệt với môi trường và các điều kiện đun nước là như nhau, hỏi nếu dùng riêng từng điện trở thì thời gian đun sôi nước tương ứng là bao nhiêu ? Cho hiệu điện thế U là không đổi .
Ba điện trở R1=20Ω, R2=30Ω, R3=400Ω được mắc song song với nhau. Tính điện trở tương đương trong 2 trường hợp:
a. Khi được mắc song song với nhau ?
b. Khi được mắc nối tiếp với nhau ?
Hai điện trở R1 và R2 ( R1> R2 ) mắc nối tiếp vào hiếu điện thế 12V thì công suất của mạch là 18W, nếu mắc song song vào hiệu điện thế trên thì công suất của mạch là 76,8W . Tính R1 và R2 .
Bài 1: Mắc hai điện trở R1, R2 vào hai điểm A, B có hiệu điện thế 90V. Nếu mắc R1 và R2 nối tiếp thì dòng điện mạch chính là 1A. Nếu mắc R1, R2 song song thì dòng điện mạch chính là 4,5A. Hãy xác định R1 và R2. Bài 2: Đặt vào hai đầu điện trở R hiệu điện thế U1 thì cường độ dòng điện qua điện trở là I1, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở R tăng 3 lần thì cường độ dòng điện lúc này là I2 = I1 + 12 ( A ). Hãy tính cường độ dòng điện I1.
Có hai điện trở R1 và R2. Nếu cùng mắc vào một hiệu điện thế thì nếu chỉ mắc R1 thì sau 15 phút nước sôi. Nếu chỉ mắc R2 thì sau 30 phút nước sôi. Hãy tính thời gian nước sôi nếu mắc cả hai R
a) Nối tiếp
b) Song song
Câu 1: Mắc nối tiếp hai điện trở giống nhau vào nguồn điện có HĐT U không đổi thì C ĐDĐ trong mạch là 1A. Nếu chỉ mắc một điện trở nên vào nguồn U thì CĐDĐ trong mạch sẽ là:
A.0,5A B.1A C.1,5A D.2A
Câu 2: Mắc song song hai điện trở giống nhau vào nguồn điện có HDT U không đổi thì CDDD trong mạch chính là 1A. Nếu tháo gỡ một điện trở thì CDDD trong mạch sẽ là :
A.0,5A B.1A C.1,5A D.2A
Cho 3 điện trở có giá trị như nhau bằng R0, được mắc với nhau theo những cách khác nhau và lần lượt nối vào một nguồn điện không đổi xác định luôn mắc nối tiếp với một điện trở r . Khi 3 điện trở trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở bằng 0,2A, khi 3 điện trở trên mắc song song thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở cũng bằng 0,2A.
a/ Xác định cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R0 trong những trường hợp còn lại ?
b/ Trong các cách mắc trên, cách mắc nào tiêu thụ điện năng ít nhất ? Nhiều nhất ?