Bạn tham khảo :
*Truyện kiều của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng lại được xem là của Nguyễn Du , bởi vì ;
-Nguyễn Du chỉ dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện củaThanh Tâm Tài Nhân .Nhưng Nguyễn Du không viết giống như Kim Vân Truyện mà có sự sáng tạo.
+Sáng tạo trong lối viết
+Sáng tạo trong nội dung
+Sáng tạo trong nghệ thuật: ngôn từ,hình ảnh,..
Khi luận giải về mối quan hệ giữa Kim Vân Kiều tân truyện của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một số người băn khoăn không rõ vì sao Nguyễn Du lại chọn một tác phẩm vô danh tiểu tốt của Trung Quốc để cải biên hoặc chuyển thể và càng khó hiểu hơn ở chỗ tác phẩm cải biên hoặc chuyển thể này lại được công chúng Việt nam chấp nhận và hoan nghênh. Liệu có sự nhầm lẫn gì ở đây không ? […] Hiện tượng “người bỏ, ta lấy; người khinh, ta chuộng” cũng đã từng xảy ra trong giao lưu văn học thế giới […] Nhưng với Kim Vân Kiều tân truyện và Kim Vân Kiều truyện, tình hình không phải như vậy. Bởi lẽ đề tài “Thúy Kiều” trước Thanh Tâm tài nhân đã được rất nhiều cây bút Trung Quốc khai thác, như Dư Hoài với Vương Thúy Kiều truyện, Đới Sĩ Lâm với Lý Thúy Kiều truyện, Mộng Giác Đạo Nhân với Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa trong Tam khắc phách án kinh kỳ... Và sau Thanh Tâm Tài Nhân, Diệp Trĩ Phỉ đã dựa vào Kim Vân Kiều tân truyện để sáng tác vở kịch Hổ phách thỉ và Hạ Bỉnh Hoành cũng đã theo đó để sáng tác vở kịch Song Thúy viên...
Với thực tế vừa nêu, khó mà nói truyện “Thúy Kiều” ở Trung Quốc không mấy ai để ý và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân chỉ thuộc loại “xoàng”. Nếu quả là “xoàng” thì tại sao Kim Vân Kiều truyện lại được liệt vào loại “Tài tử thư” của Trung Quốc ?”…
Xem lại bản chép tay Kim Vân Kiều truyện thì quả là đầu mỗi quyển đều có ghi: “Quán Hoa Đường bình luận, Kim Vân Kiều quyển chi… Thánh Thán ngoại thư”. Các bản in gần đây cũng theo đó mà in như thế.
Được xếp vào hàng “Quán Hoa Đường bình luận - Thánh Thán ngoại thư” có nghĩa là sách thuộc vào loại có giá trị nên đã được nhà phê bình kiệt xuất Kim Thánh Thán để ý xem xét, bình luận.
Việc Kim Vân Kiều truyện được Kim Thánh Thán liệt vào hàng “Thánh Thán ngoại thư” thì có thể còn xem xét - còn nếu cho là “Kim Vân Kiều truyện” là “Tài tử thư” như Trần Nghĩa đã viết ở trên thì không đúng - bởi Trung Quốc chỉ có 6 tác phẩm được Kim Thánh Thán bình luận, xếp vào danh hiệu “Tài tử thư” (lục Tài tử), gồm có: Nam Hoa kinh của Trang Tử, Ly Tao của Khuất Nguyên, Sử kí của Tư Mã Thiên, Thơ luật của Đỗ Phủ, Thủy Hử của Thi Nại Am và Tây sương kí của Vương Thực Phủ. Một số sách khác tuy được Kim Thánh Thán bình luận lưu vào thư viện riêng “Quán Hoa Đường” song chỉ thuộc hàng “Thánh Thán ngoại thư ”.
Vậy Kim Vân Kiều truyện có phải là Thánh Thán ngoại thư? Trước câu hỏi này, các nhà nghiên cứu nước ta đã không đồng nhất ý kiến: Có người tin nhưng cũng nhiều người tỏ ý nghi ngờ.
Có thể ngờ lắm bởi vì vào thời mà việc lưu truyền, phổ biến tác phẩm chủ yếu chỉ nhờ vào chép tay thì dòng chữ “Quán Hoa đường bình luận - Thánh Thán ngoại thư” ghi ở đầu truyện chưa thể xem là bằng chứng chắc chắn để tin được Kim Vân Kiều truyện được Kim Thánh Thán khen ngợi; nhất là về sau tác phẩm đã bị các học giả coi thường, đặc biệt trong số đó có nhiều học giả Trung Quốc.
Chỉ có một điều chắc chắn là sau khi Truyện Kiều của Nguyễn Du nổi tiếng, được dịch ra nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Đức, Nhật, Hoa, Tiệp… thì người Trung Quốc mới ra sức tìm kiếm và biết được là nước mình có cuốn Kim Vân Kiều truyện… Từ đó họ bắt đầu chiêu tuyết. Chính GS. Đổng Văn Thành là người đã viết bài ca ngợi Kim Vân Kiều truyện, cho rằng truyện “không chỉ xây dựng một cách thành công những điển hình nghệ thuật mang đặc trưng thời đại mà còn có cống hiến quan trọng về mặt khai thác đề tài phụ nữ, về phương pháp nghệ thuật”… và “không phải đến ngày nay, mà ngay từ khi ra đời, Kim Vân Kiều truyện đã được nhiều người có quan điểm tiến bộ nhiệt liệt tán dương