Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thúy

cho mình hỏi các cách để nói giảm, nói tránh với???

Anh Qua
13 tháng 12 2018 lúc 15:23

– Biện pháp tu từ này có phần ngược với biện pháp tu từ nói quá đã học ở bài trước. Đây là một cách diễn đạt tránh né, không nói thẳng, nói toạc ra, nhằm đảm bảo tính chất lịch sự, trang nhã. Khi phải đề cập đến những sự vật, hiện tượng mà nếu gọi đúng tên thì không tiện vì thô hoặc dễ gây cảm giác khó chịu (đau khổ, ghê sợ, nặng nề,…) hoặc dễ xúc phạm đến người nghe. Ví dụ, nói đến một người đã chết bằng những cách nói như: mất, qua đời, không còn nữa, khuất núi, quy tiên, từ trần, tạ thế, đi xa,… là nói giảm nói tránh khỏi gây nỗi đau xót cho người đối thoại. Ngoài những cách nói quen thuộc trong khẩu ngữ sinh hoạt của nhân dân nói trên, còn có những cách nói, cách diễn đạt rất phong phú, đa dạng, sáng tạo của các nhà vãn, nhà thơ khi nói về cái chết. Dưới đây là một số ví dụ:

+ Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(Tố Hữu)

+ Bác đã lên đường, theo tổ tiên

Mác -Lê-nin, thế giới Người Hiền.

(Tố Hữu)

+ Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày

Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay

Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng

Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh hay…

(Tố Hữu)

+ Đã ngừng đập, một trái tim

Đã ngừng đập, một cánh chim đại bàng.

(Thu Bồn)

+ Làng trên xóm dưới xôn xao

Ông sao sáng nhất trời cao băng rồi!

(Tố Hữu)

+ Bà “về” năm đói, làng treo lưới

Biển động: Hồn Mê, giặc bắn vào…

(Tố Hữu)

+ Bỗng loè chớp dó

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chủ đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi.

(Tố Hữu)

+ Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

(Nguyễn Khuyến)

+ Bác ra tàu trước, đệ còn khoan.

(Tú Mỡ)




Các câu hỏi tương tự
nguyễn văn lộc
Xem chi tiết
PHÁT
Xem chi tiết
Mai Linh Hương
Xem chi tiết
iloveyoubaeby
Xem chi tiết
doanh nguyễn
Xem chi tiết
Team XG
Xem chi tiết
Phạm Đào Mỹ Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền Trang
Xem chi tiết
Đinh Khánh Lương
Xem chi tiết