Cho mạch điện như hình vẽ.
Biết: Uab=12V, R1=4Ω, R2=2Ω, R3=8Ω,R5=10Ω.
Điện trở của dây nối và khóa k không đáng kể. Khi k mở, cường độ dòng điện qua R2 là 2A.Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở khi k đóng.
Đặt một hiệu điện thế không đổi UAB vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ. Biết R1 = 20Ω, R2 = 60Ω, R3 = 120Ω khi khoá K mở thì cường độ dòng điện qua R1 là 0,3A. Hãy tính:
a. Tính điện trở tương đương và hiệu điện thế UAB
b. Công suất tiêu thụ của toàn mạch và nhiệt lượng toả ra trên R2 trong thời gian 20 phút.
c. Khi khoá K đóng. Tính diện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mạch?
Cho mạch điện như hình vẽ R1 = 4 R2 = 6 R3 = 3 UAB = 9V không đổi a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. c) Thay R1 bởi điện trở Rx sao cho cường độ dòng điện qua mạch giảm 3 lần. Tính Rx.
Cho mạch điện như hình vẽ bên. Biết R1 = 12Ω, R2 = 8Ω, R3 = 16Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 48V.
a. Cho RX = 14Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch chính.
b. Xác định RX để cường độ dòng điện qua RX nhỏ hơn 3 lần so với cường độ dòng điện qua điện trở R1.
Bài 5: Cho mạch điện có R1//R2. Biết R1 = 6Ω, R2 = 12Ω. Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch không đổi là 12V. a/ Tìm điện trở tương đương? b/ Tìm cường độ dòng điện qua mạch và qua mỗi điện trở. c/ Để cường độ qua mạch tăng thêm 0,5A, người ta phải mắc thêm một điện trở R3 vào mạch. Hỏi R3 mắc theo cách nào? Tìm số đo của R3
Cho mạch điện như hình 4. Trong đó: R1=R2=4Ω; R3=3Ω; R4=6Ω; R5=12Ω; UAB=6V không đổi; điện trở của dây dẫn và khoá không đáng kể.
a) Khi K mở, tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
b) Khi K đóng, tính cường độ dòng điện qua các điện trở?
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết hiệu điện thế giữa A và B là U=6V không đổi, R1=6Ω, R2=3Ω, R3=6Ω. Nối C và D bằng 1 dây dẫn có điện trở không đang kể
a)Tính dòng điện qua các điện trở R1,R2,R3 và công suất tỏa nhiệt trên các điện trở
b)Nếu giữa dây nối CD người ta mắc vào một vôn kế có điện trở vô cùng lớn thì vôn kế chỉ giá trị bao nhiêu?Cực dương của vôn kế phải được mắc vào điểm nào?
Một mạch điện gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song với nhau. Khi mắc vào một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là I = 1,2 A và cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = 0,5 A. Tính cường độ dòng điện chạy qua R1.
cho mạch điện { R1 nt [ ( R2 nt R3 ) // R4 ] . Biết R1 = 8 ôm , R2 = 10 ôm , R3 = 12 ôm và R4 có thể thay đổi được . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U = 36V .Hỏi điện trở R4 phải nhận giá trị bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện chạy qua các điện trở trong mạch đều bằng nhau ?