Phân lớp electron ngoài cùng của hai nguyên tử nguyên tố X, Y lần lượt là 2px và 3sy, với x = 2y. Nhận xét nào sau đây đúng:
A. X, Y là đồng vị của nhau.
B. X, Y cách nhau 5 nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
C. Tổng số electron lớp ngoài cùng của X, Y là 5 hoặc 8
D. X, Y đều là nguyên tố kim loại.
nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p,n,e là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều gấp 1,889 lần số hạt không mang điện. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X, xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn và gọi tên X
Câu 1. Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11, tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- đều thuộc cùng một nhóm A và thuộc hai chu kì liên tiếp. Phân tử khối của A là
Tìm tên nguyên tố? Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của nó trong bảng tuần hoàn trong các trường hợp sau : Nguyên tố Z là kim loại. Biết tổng các loại hạt trong nguyên tử nguyên tố này là 58 hạt.
Câu 3 : C và D là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số khối của chúng là 51. Số nơtron của D lớn hơn C là 2 hạt. Trong nguyên tử C, số electron bằng với số nơtron. Xác định vị trí và viết cấu hình electron của C, D.
Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố Z là 24( Cho biết các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 2- 82 trong bảng tuần hoàn thì : 1≤N/Z≤1,5
a. Tính số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử Z
b. Viết cấu hình electron nguyên tử của Z
Tính chất không biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là :
A. Bán kính nguyên tử, độ âm điện.
B. Số electron trong nguyên tử, số lớp electron.
C. Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố.
D. Thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố.
Câu 4 : Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có tổng điện tích hạt nhân là 25.
a. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn, viết cấu hình electron của A, B.
b. So sánh tính chất hóa học của A và B; tính bazơ của oxit tạo thành từ A và B.