Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất

illumina

Cho hàm số \(y=mx+m-6\left(m\ne0\right)\left(1\right)\).

1) Xác định m biết đồ thị hàm số (1) đi qua điểm M(2; 3). Vẽ đồ thị hàm số (1) với m vừa tìm được.

2) Tìm m để đồ thị hàm số (1) song song với đường thẳng \(y=3x+2\)

3) Chứng minh rằng đồ thị hàm số (1) luôn đi qua một điểm cố định với mọi giá trị của tham số m

Tô Mì
5 tháng 9 2023 lúc 21:15

1. Đồ thị của hàm số đi qua điểm \(M\left(2;3\right)\) nên giá trị hoành độ và tung độ của \(M\) là nghiệm của phương trình đường thẳng trên, tức:

\(3=m\cdot2+m-6\Leftrightarrow m=3\left(TM\right)\)

 

2. Đồ thị hàm số song song với đường thẳng \(\left(d\right):y=3x+2\), khi: \(\left\{{}\begin{matrix}m=3\\m-6\ne2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m=3\\m\ne8\end{matrix}\right.\Rightarrow m=3\left(TM\right)\)

 

3. Gọi \(P\left(x_0;y_0\right)\) là điểm cố định mà đồ thị hàm số đi qua với mọi giá trị \(m\).

Khi đó: \(mx_0+m-6=y_0\Leftrightarrow\left(x_0+1\right)m-\left(y_0+6\right)=0\left(I\right)\)

Suy ra, phương trình \(\left(I\right)\) có vô số nghiệm, điều này xảy ra khi: \(\left\{{}\begin{matrix}x_0+1=0\\y_0+6=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_0=-1\\y_0=-6\end{matrix}\right.\).

Vậy: Điểm cố định mà đồ thị hàm số luôn đi qua với mọi giá trị \(m\) là \(P\left(-1;-6\right)\).

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Khánh Trần Minh
Xem chi tiết
illumina
Xem chi tiết
Danh Lê
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Danh Lê
Xem chi tiết
Âu Dương Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
WonMaengGun
Xem chi tiết
WonMaengGun
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết