Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất

Câu hỏi - Câu 1 (SGK trang 59)

Hướng dẫn giải

a) Hàm số đồng biến khi a > 0

b) Hàm số nghịch biến khi a < 0

(Trả lời bởi Nguyễn Đinh Huyền Mai)
Thảo luận (1)

Câu hỏi - Câu 2 (SGK trang 60)

Hướng dẫn giải

Cho hai đường thẳng :

(d): y = ax + b (a ≠ 0)

(d’): y = a’x + b’ (a’ ≠ 0)

Thế thì:

(d) cắt (d’) ⇔ a ≠ a’

(d) // (d’) ⇔ a = a’, b ≠ b’

(d) trùng (d’) ⇔ a = a’, b = b’

(Trả lời bởi Nguyễn Đinh Huyền Mai)
Thảo luận (1)

Bài 32 (SGK trang 61)

Hướng dẫn giải

Lời giải:

a) Hàm số y = (m – 1)x + 3 là hàm số bậc nhất đối với x khi m – 1 ≠ 0 hay m ≠ 1, do đó hàm số đồng biến khi hệ số của x dương. Vậy m – 1 > 0 hay m > 1 thì hàm số đồng biến.

b) Hàm số y = (5 – k)x + 1 là hàm số bậc nhất đối với x khi 5 – k ≠ 0 hay k ≠ 5, do đó hàm số nghịch biến khi hệ số của x âm.

Vậy 5 – k < 0 hay 5 < k thì hàm số nghịch biến.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (2)

Bài 33 (SGK trang 61)

Hướng dẫn giải

Các hàm số y = 2x + (3 + m) và y = 3x + (5 – m) đều là hàm số bậc nhất đối với x vì hệ số của x đều khác 0. Đồ thị của chúng là các đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ là b. Do đó hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm trên trục tung, chỉ khi tung độ góc của chúng bằng nhau: 3 + m = 5 – m => m = 1.

Vậy khi m = 1 thì hai đường thẳng đã cho cắt nhau tại một điểm trên trục tung.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (2)

Bài 34 (SGK trang 61)

Hướng dẫn giải

Hai đường thẳng y = (a – 1)x + 2 và y = (3 – a)x + 1 có tung độ góc khác nhau (2 ≠ 1), do đó chúng song song với nhau khi các hệ số của x bằng nhau: a – 1 = 3 – a => a = 2.

Vậy, khi a = 2 thì hai đường thẳng song song với nhau.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (2)

Bài 36 (SGK trang 61)

Hướng dẫn giải

y = (k+1)x +3 (d)

và y = (3-2k)x + 1 (d’)

Các hàm số đã cho là hàm số bậc nhất khi:

bai 36

a) Vì đã có 3 ≠ 1 nên (d) // (d’) khi và chỉ khi

k+1 = 3 – 2k

k = 2/3 (TMĐK (*))

Vậy với k = 2/3 thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng (d) và (d’) song song với nhau.

b) Hai đường thẳng (d) cắt (d’) khi và chỉ khi k+1 ≠ 3 – 2k

k 2/3

Vậy với k ≠ -1, k ≠3/2 và k ≠ 2/3 thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng (d) và (d’) cắt nhau.

c) Hai đường thẳng (d) và (d’) không thể trùng nhau vì có tung độ gốc khác nhau (do 3 ≠ 1).

(Trả lời bởi Nguyễn Đinh Huyền Mai)
Thảo luận (1)

Bài 35 (SGK trang 61)

Hướng dẫn giải

Hướng dẫn làm bài:

Hai đường thẳng y = kx + (m – 2) và y = (5 – k)x + (4 – m) trùng nhau khi và chỉ khi: k = 5 – k (1) và m – 2 = 4 – m (2)

Từ (1) ta có: k = 2,5

Từ (2) ta có: m = 3

Vậy, điều kiện để hai đường thẳng trùng nhau là k = 2,5 và m = 3.

(Trả lời bởi Thien Tu Borum)
Thảo luận (1)

Bài 37 (SGK trang 61)

Hướng dẫn giải

a) * Vẽ đồ thị hàm số y = 0,5x + 2 (1)

Cho x = 0, tính được y = 2 => D(0; 2) thuộc đồ thị.

Cho y = 0, 0 = 0,5.x + 2 => x = -4 => A(-4; 0) thuộc đồ thị. Đường thẳng vẽ qua A, D là đồ thị của (1).

*Vẽ đồ thị hàm số y = 5 – 2x (2)

-Cho x = 0 tính được y = 5 E(0; 5) thuộc đồ thị

-Cho y = 0, 0 = 5 – 2x => x = 2,5 => B(2,5; 0) thuộc đồ thị. Đường thẳng vẽ qua B, E là đồ thị của (2).

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

b) Ở câu a) ta tính được tọa độ của hai điểm A và B: A(-4; 0), B(2,5; 0)

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Bài 38 (SGK trang 61)

Hướng dẫn giải

a) – Vẽ đường thẳng (1) qua gốc tọa độ O và điểm (1; 2)

-Vẽ đường thẳng (2) qua gốc tọa độ O và điểm (1; 0,5)

-Vẽ đường thẳng (3) qua hai điểm (0; 6) và (6; 0).

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

b) Gọi A, B theo thứ tự là giao điểm của đường thẳng (3) với các đường thẳng (1) và (2), ta có:

- x + 6 = 2x => x = 2 => y = 4 => A(2; 4)

- x + 6 = 0,5x => x = 4 => y = 2 => B(4; 2)

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Bài 30 (Sách bài tập trang 69)