Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Ngọc Thảo

Cho hàm số : y = \(\left(2-\sqrt{3}\right)x-\sqrt{3}\) có đồ thị là (d1)

1) Nêu tính chất biến thiên của hàm số

2) Với giá trị nào của m thì (d1) // (d2) là đồ thị hàm số y = \(\left(m-\sqrt{3}\right)x+\sqrt{5}\)

3)Tìm giao điểm của đường thẳng (d1) với trục hoành và trục tung

Các bạn giải gấp cho mk bài này nha . Mk đang cần rất gấp bạn nào giải đúng mk tick cho

Vũ Huy Hoàng
10 tháng 8 2019 lúc 16:21

1) Tính biến thiên: Do \(2>\sqrt{3}\) nên hàm số đồng biến trên R với mọi x.

2) Để (d1) // (d2) thì \(2-\sqrt{3}=m-\sqrt{3}\)\(\sqrt{3}\ne\sqrt{5}\)

\(\Rightarrow m=2\)

3) *Giao của (d1) với trục hoành cũng là giao điểm của (d1) với đường thẳng y = 0.

Giải hệ \(\left\{{}\begin{matrix}y=0\\y=\left(2-\sqrt{3}\right)x-\sqrt{3}\end{matrix}\right.\) ta được \(\left\{{}\begin{matrix}x=2\sqrt{3}+3\\y=0\end{matrix}\right.\)

Ta có: \(A\left(2\sqrt{3}+3;0\right)\) là giao của (d1) với trục hoành.

*Giao của (d1) với trục tung là giao điểm với đường thẳng x = 0.

Giải hệ \(\left\{{}\begin{matrix}x=0\\y=\left(2-\sqrt{3}\right)x-\sqrt{3}\end{matrix}\right.\) ta được \(\left\{{}\begin{matrix}x=0\\y=-\sqrt{3}\end{matrix}\right.\)

Ta có: \(B\left(0;-\sqrt{3}\right)\) là giao của (d1) với trục tung.

Hoặc có thể nhận xét luôn: A có tung độ là 0, B có hoành độ là 0 để tìm tọa độ.


Các câu hỏi tương tự
Trần Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Tú72 Cẩm
Xem chi tiết
Tú72 Cẩm
Xem chi tiết
Con Thỏ Xinh Xắn
Xem chi tiết
Con Thỏ Xinh Xắn
Xem chi tiết
Tú72 Cẩm
Xem chi tiết
James Pham
Xem chi tiết
♊Ngọc Hân♊
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết