Phần I. (6 đ)
Dưới đây là một đoạn văn trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long:
Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr.183-184)
1. Đoạn trích trên là lời của nhân vật nào? Nói trong hoàn cảnh nào? (1đ)
2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (1đ)
3. Xét theo cấu tạo ngữ pháp thì câu “Rét, bác ạ” thuộc kiểu câu nào? (0,5đ)
4. Hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, phân tích vẻ đẹp của nhân vật được khắc họa trong đoạn trích trên, trong đó sử dụng một câu ghép và một trợ từ (gạch chân và chú thích) (3,5đ)
Phần II (4đ)
Kết thúc Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả Phạm Tiến Duật viết:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mùi xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, Tr.132)
1. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng ở hai câu thơ đầu tiên trong khổ thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó (1,5đ)
2. Theo em, hình ảnh “trái tim” trong khổ thơ trên được dùng với những nghĩa nào? (0,5đ)
3. Từ việc cảm nhận về vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước (2,0đ)