Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Văn Khánh

Cho đoạn thơ:”Kiều càng sắc sảo mặn mà,so bề tài sắc lại là phần hơn,làn thu thuỷ nét xuân sơn,hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”Hãy cho biết biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?

Diệu Huyền
26 tháng 8 2019 lúc 19:33

Bài 1:
Chân dung Thúy Kiều: Sau những câu thơ giới thiệu chung về hai chị em và vẻ đẹp riêng của Thúy Vân thì Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều xuất hiện:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sấc đành đòi một tài dành họa hai.

Cũng giống như khi tả Thúy Vân, nhà thơ vẫn dùng bút pháp so sánh, ẩn dụ và ước lệ. Tác giả vẫn sử dụng cách gợi tả và những chuẩn mực thiên nhiên để làm đối tượng so sánh. Nét vẽ của thi nhân đã tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tám hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lệ làn thu thủy (làn nước mùa thu) gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; còn hình ảnh ước lệ nét xuân sơn (nét núi mùa xuân) lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.

Vẻ đẹp của Kiều là phi thường, lộng lẫy, không tạo nên sự hài hòa, êm đềm giữa con người với tự nhiên mà đến mức làm thiên nhiên, tạo hóa phải đố kị, ghen ghét: hoa ghen, liễu hờn. Hai động từ ghen và hờn có dụng ý đối chọi với nhan sắc của Thúy Vân. Mức độ so sánh mạnh, gay gắt hơn so với hai từ thua và nhường. Điều đó chứng tỏ nhan sắc của Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngoài tưởng tượng, ngoài quy luật của tự nhiên, khiến cho tạo hóa phải ganh ghét.

Vẻ đẹp của Thúy Kiều còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ, làm nghiêng nước nghiêng thành, vẻ đẹp của Kiều không có thang bậc nào cao hơn để đánh giá, cho nên xếp hàng đầu, xếp thứ nhất. Câu thơ sắc đành đòi một tài dành họa hai đã khẳng định tuyệt đối sắc đẹp của Kiều đến mức độc nhất vô nhị, không ai có thể sánh nổi.

Võ Thảo Vy
26 tháng 8 2019 lúc 19:38

Biện pháp ẩn dụ- nhân hóa gợi tả về vẻ đẹp mộng mơ của Thúy Kiều. Mắt nàng trong như dòng nước mùa thu, lông mày như ngọn núi mùa xuân. Sắc đẹp ấy đã làm cho hoa phải ghen liễu phải hờn. Nó thể hiện rõ ở hai câu thơ:

"Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xuân"

Lê Văn Khánh
26 tháng 8 2019 lúc 19:41

Cho mik hỏi tác dụng của các biện pháp tu từ của đoạn thơ trên ạ

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
27 tháng 8 2019 lúc 4:29

Biện pháp tu từ : hoán dụ , so sánh

=> Tác dụng : Bằng bút pháo nghê thuật ước lệ truyền thống , nghuệ thuật so sánh , ẩn dụ , nhân hóa tài tính cho ta thấy vẻ đẹp của TV là 1 vẻ đẹp của 1 con người thùy mị đoan trang - 1 vẻ đẹp cao sang , quý phái . Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật đòn bẩy : qua vẻ đẹp của TV để người đọc hình dung được vẻ đẹp .