Thay x vào ta có:
Dựa vào bảng trên ta thấy:
Khi x tăng, giá trị y của hàm số y=-x+1 giảm
Khi x tăng, giá trị y của hàm số y=x tăng
Thay x vào ta có:
Dựa vào bảng trên ta thấy:
Khi x tăng, giá trị y của hàm số y=-x+1 giảm
Khi x tăng, giá trị y của hàm số y=x tăng
Quan sát đồ thị của hàm số \(y=f\left(x\right)=-x^2\) trên \(R\) (H.6.5).
Hỏi:
a) Giá trị của \(f\left(x\right)\) tăng hay giảm khi x tăng trên khoảng \(\left(-\infty;0\right)\)?
b) Giá trị của \(f\left(x\right)\) tăng hay giảm khi x tăng trên khoảng \(\left(0;+\infty\right)\)?
Tìm tập xác định và tập giá trị của mỗi hàm số sau:
a) \(y=2x+3\);
b) \(y=2x^2\).
Xét hai đại lượng \(x;y\) phụ thuộc vào nhau theo các hệ thức dưới đây. Những trường hợp nào thì \(y\) là hàm số của \(x\)?
a) \(x+y=1\);
b) \(y=x^2\);
c) \(y^2=x\);
d) \(x^2-y^2=0\).
a) Dựa vào đồ thị của hàm số \(y=\dfrac{1}{2}x^2\)(H.6.2), tìm \(x\) sao cho \(y=8\).
b) Vẽ đồ thị của các hàm số \(y=2x+1\) và \(y=2x^2\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
Tìm tập xác định của các hàm số sau:
a) \(y=2x^3+3x+1\);
b) \(y=\dfrac{x-1}{x^2-3x+2}\) ;
c) \(y=\sqrt{x+1}+\sqrt{1-x}\).
Vẽ đồ thị các hàm số sau và chỉ ra các khoảng đồng biến, nghịch biến của chúng.
a) \(y=-2x+1\);
b) \(y=-\dfrac{1}{2}x^2.\)
Nếu lượng điện tiêu thụ từ 50 đến 100 kWh\(\left(50< x\le100\right)\) thì công thức liên hệ giữa y và x đã thiết lập ở HĐ3 không còn đúng nữa.
Theo bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt (Bảng 6.2) thì số tiền phải trả là:
\(y=1,678.50+1,734.\left(x-50\right)=83,9+1,734.\left(x-50\right)\) hay \(y=1,734x-2,8\) (nghìn đồng)
Vậy trên tập xác định D=(50; 100], hàm số y mô tả số tiền phải thanh toán có công thức là \(y=1,734x-2,8\); tập giá trị của nó là (83,9; 170,6].
Hãy vẽ đồ thị ở Hình 6.3 vào vở rồi vẽ tiếp đồ thị của hàm số \(y=1,734x-2,8\) trên tập D=(50; 100].
Vẽ đồ thị của các hàm số \(y=3x+1\) và \(y=-2x^2\). Hãy cho biết:
a) Hàm số \(y=3x+1\) đồng biến hay nghịch biến trên R.
b) Hàm số \(y=-2x^2\) đồng biến hay nghịch biến trên mỗi khoảng: \(\left(-\infty;0\right)\) và \(\left(0;+\infty\right)\)
Giá thuê xe ô tự lái là 1,2 triệu đồng một ngày cho hai ngày đầu tiên và 900 nghìn đồng cho mỗi ngày tiếp theo. Tổng số tiền T phải trả là một hàm số của số ngày x mà khách thuê xe.
a) Viết công thức của hàm số T = T(x).
b) Tính T(2), T(3), T(5) và cho biết ý nghĩa của mỗi giá trị này.