Cho 7,36g hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2,khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hòa tan hết dung dịch Y bằng dung dịch H2SO4 đẵ nóng dư,thu được 5,04lit SO2,(đktc,spk duy nhất). Cho NaOH dư vào Z, được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 7,2g rắn. Phần trăm khối lượng Fe trong X là
nSO2 = 0,225
Chất rắn sau khi nung chỉ nặng 7,2 gam nên toàn bộ Mg và Fe không thể chuyển hết về oxit được (Lúc đó m rắn > 7,36), tức là trong Y phải có Fe dư \(\rightarrow\) AgNO3 và Cu(NO3)2 đã hết
Đặt a, b, c là số mol Mg, Fe pư và Fe dư \(\rightarrow\) 24a + 56(b + c) = 7,36
Chất rắn Y gồm Ag, Cu và Fe dư, phần Ag, Cu do Mg (a) và Fe (b) đẩy ra nên 2a + 2b = nAg + 2nCu
Trong khi đó: nAg + 2nCu + 3nFe dư = 2nSO2
\(\rightarrow\) 2a + 2b + 3c = 0,225.2
Chất rắn cuối bài gồm MgO (a) và Fe2O3 (b/2) \(\rightarrow\) 40a + 160b/2 = 7,2
Giải hệ:
a = 0,12; b = 0,03 ; c = 0,05
\(\rightarrow\) nFe = 0,08
\(\rightarrow\) %Fe = 60,87%