Cau 2 (3,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp X gồm Al, F*e_{2}*O_{3} và CuO (trong đó F*e_{2}*O_{3} và CuO có số mol bằng nhau) bằng dung dịch HCl (dư), thu được 6,72 lít khí H_{2} (đktc). a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính khối lượng mỗi chất trong 17,4 gam X. c) Nung nóng 17,4 gam X (trong điều kiện không có không khí) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được V lít khí H_{2} (đktc). Tính giá trị của V.
1. Hòa tan hoàn toàn 4,54g hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng 100ml dung dịch HCl 1,5M. Sau phản ứng thu được 448 cm^3 khí (đktc).
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng của mỗi chất có trong hỗ hợp ban đầu.
c. Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch khi phản ứng kết thúc ( giả thiết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể so với thể tích của dung dịch axit ).
2. Cho m gam 1 kim loại R ( có hóa trị II ) tác dụng với Clo dư. Sau phản ứng thu được 13,6 gam muối. Mặt khác để hòa tan m gam kim loại R cần vừa đủ 200ml dung dịch HCl 1M.
Viết các phương trình hóa học và xác định kim loại R.
3. Ngâm 45,5g hỗn hợp bột các kim loại Zn, Cu, Ag trong dung dịch HCl( dư ) thu được 4,48 lít khí ( đktc ). Nếu nung một lượng hỗn hợp như trên trong không khí, phản ứng xong thu được hỗn hợp rắn mới có khối lượng 51,9g.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Xác định khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
4. Hòa tan hoàn toàn 11,8 gam hỗ hợp A gồm đồng và nhôm trong dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,4 gam rắn.
a. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
b. Nếu hòa tan hỗn hợp A vào dung dịch H2SO4 đặc nguội, thì khối lượng rắn thu được là bao nhiêu và thể tích khí thoát ra ở đktc là bao nhiêu?
hòa tan hoàn toàn 1 1 gam hỗn hợp gồm bột sắt và nhôm cần X ml H2SO4 0,2M. sau phản ứng thu đc dung dịch D và khí không màu E. Cô cạn dung dịch D thu được 4,94g muối khan. Tính thể tích khí E
Hòa tan hoàn toàn 8,1gam hỗn hợp A gồm Mg và Al2O3 bằng lượng dư dung dịch Hcl ,sau phản ứng kết thúc thu được 2,8 lít khí thoát ra (ở đktc). Hãy
a) tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A
b) khối lượng dung dịch HCl nồng độ 18% để hòa tan hết hỗn hợp A
Chia 1,50 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 448 ml khí (đktc) và 0,2 gam chất rắn. Hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X
Phần 2: Cho tác dụng với 400 ml dung dịch có chứa 2 muối AgNO3 0,08M và Cu(NO3)2 0,5M. khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn A, dung dịch B
a. Hãy xác định thành phần và khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp chất rắn A
b. Tính nồng độ mol/lít của các chất có trong dung dịch B. Giả sử thể tích dung dịch xem như không thay đổi trong quá trình phản ứng.
Cho 1.2 gam hỗn hợp gồm sắt và đồng tác dụng với dung dịch axit Clohiđric dư. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí ( ở đktc ). a. Viết các phương trình hoá học. b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.