Một vật đặt ngay tại chân dốc một mp nghiêng, góc nghiêng 30 độ được truyền với vận tốc đầu v0=2m/s dọc theo phương dốc. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là 0,3. Cho g=9,8m/s2. Độ cao lớn nhất H mà vật đạt được đến là
A, 10,2m B. 13,4m C. 18,5m D. 20,4
Một vật m = 500g được đặt trên mặt phẳng nghiêng cố định có góc nghiêng α = 600, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ = 0,2
a. Vật được thả nhẹ cho trượt xuống. Tính gia tốc của vật.
b. Vật được kéo vật đi lên một mặt phẳng bằng một lực \(\overrightarrow{F}\) hợp với phương của mặt phẳng nghiêng góc β. Hỏi độ lớn nhỏ nhất của lực \(\overrightarrow{F}\) là bao nhiêu thì có thể kéo được vật lên mặt phẳng nghiêng. Tìm góc β khi đó
Một vật đặt trên mặt phẳng nghiêng hợp với mặt phẳng ngang 1 góc 30 độ. Vật trượt 0 vận tốc đầu xuống mặt phẳng nghiêng sau 2s đạt v=7 m/s. Lấy g = 9.8m/\(s^2\), Tính hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng
Một vật khối lượng m=1kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng cao 1m; dài 10m, lấyg=9,8m/s2; hệ số ma sát là 0,05. Tốc độ của vật tại chân mặt phẳng nghiêng.
vật a có khối lượng ma = 2 kg trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống chân mặt phẳng nghiêng với gia tốc 0,8 m/s 2 . vật b có khối lượng = 3 kg sẽ trượt xuống từ đỉnh dốc nghiêng này với gia tốc bao nhiêu? biết rằng hệ số ma sát trượt giữa các vật và mặt phẳng nghiêng đều bằng nhau.
Anh chị giải giúp em bài này với, vật lý lớp 10 ạ : Một cái nêm giống mặt phẳng nghiêng chuyển động sang phải có gia tốc a=2m/s2 trên mặt phẳng ngang. Một vật có khối lượng m bắt đầu chuyển động trượt xuống mặt phẳng nghiêng, cho góc nghiêng là 300, hệ số ma sát là 0,1. Lấy g=10m/s2. Tính gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng trong 2 trường hợp
a)Nêm chuyển động nhanh dần đều
b)Nêm chuyển động chậm dần đều
Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh 1 dốc dài 12,5m, nghiêng góc a so với phương ngang với sin a =0,6 . Sau khi đến chân dốc vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang. Lấy g =10m/s^2 , biết hệ số ma sát trên dốc và mặt phẳng ngang bằng nhau là u = 0,25. a) Tính vận tốc ở chân dốc và quảng đường vật đi được trên mặt phẳng ngang. b) Tại vị trí nào trên dốc (cách chân dốc), vật có động năng bằng 2 lần thế năng. Tính vận tốc vật ở vị trí đó.