Bài 14. Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946)

datcoder

Chính phủ nước Việt Nam đã chủ động đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc như thế nào?

Người Già
31 tháng 3 lúc 12:38

Chính phủ nước Việt Nam đã chủ động nhất trí tán thành chủ trương hòa để tiến, quyết định tạm thời hòa hoãn với thực dân Pháp để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại bớt một kẻ thù nguy hiểm là chính quyền Tưởng Giới Thạch. Theo Hiệp định Sơ bộ, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp. Nước Việt Nam có Chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Việc thống nhất đất nước sẽ được quyết định bằng trưng cầu ý dân. Chính phủ Việt Nam đồng ý để 15.000 quân Pháp vào thay quân Tưởng. Quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam sau 5 năm, mỗi năm rút một phần năm. Quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí. Hai bên sẽ mở cuộc đàm phán tại một trong ba nơi: Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris.

=> 9/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Hòa để tiến. Chỉ thị khẳng định đây là thắng lợi bước đầu, là giải pháp mang tính tình thế của Đảng, cần tận dụng thời gian hòa hoãn để tiếp tục xây dựng thực lực để mau tiến tới giành độc lập hoàn toàn. 

=> Chỉ thị giải thích lý do ký Hiệp định, hòa với Pháp để “Tránh tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động…”

Ngày 14/9/1946, ký với đại diện Chính phủ Pháp một bản Tạm ước về quan hệ Việt Nam - Pháp. Bản tạm ước có 11 điều khoản, thể hiện sự thỏa thuận tạm thời giữa ta và Pháp về một số vấn đề bức thiết có tính chất bộ phận, có lợi cho cả hai bên. 

=> Có thể thấy rằng, để tránh cuộc chiến tranh, giữ hòa bình cho cả hai dân tộc, chúng ta đã chủ động đàm phán với Pháp, rồi ký Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), sau đó ký Tạm ước (14/9/1946).

=> Tạm ước là nước cờ ngoại giao xuất sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tranh thủ thêm thời gian để xây dựng thực lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc