1. Tự tin
Các bạn nên nhớ, sự tự tin không thể tự nhiên mà có được. Nó phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của tri thức, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà bạn đã tích lũy được qua thời gian học tập, ôn tập, luyện tập trước đó.
Vì vậy, khi gặp đề thi khó, các bạn đừng vội lo sợ, vì mọi thí sinh đều bình đẳng trước đề thi; nếu dễ thì tất cả đều dễ; nếu khó thì ai cũng khó như nhau; thành, bại là ở chỗ phải tích cực học tập để vượt qua.
Cho nên, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các bạn cũng phải luôn tự tin vào năng lực của bản thân và biết cách khai thác tiềm năng vốn có của mình.
Napoleon Hill - Nhà văn, nhà báo, luật sư, diễn giả nổi tiếng người Mỹ, từng làm cố vấn cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Theodore Rooselt. Jr quả quyết rằng:
"Nếu bạn có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân, vào những việc bạn đang làm, và việc bạn muốn làm, thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua".
Bạn nhớ đừng quên lời khuyên rất ý nghĩa này của tác giả những quyển sách "khoa học về sự thành công của cá nhân", bán chạy nhất mọi thời đại nhé!
2. Bình tĩnh
Khi bước vào phòng thi bạn cần phải thật sự bình tĩnh. Có bình tĩnh, không quá lo lắng, các bạn mới có thể suy nghĩ toàn diện, thấu đáo, nhận ra thách thức của từng câu hỏi, bài tập; từ đó phân bổ thời gian làm việc hợp lý và tìm phương án khả thi nhất để giải quyết vấn đề. Cụ thể là:
- Bình tĩnh làm thủ tục ban đầu: Phần này khá đơn giản, chỉ làm theo những quy định có sẵn, nhưng vẫn có không ít bạn phải viết đi viết lại mấy lần. Có lẽ do tâm lý lo lắng, hồi hộp khi bước vào phòng thi mà dẫn đến hiện tượng như thế.
Các bạn cứ bình tĩnh, vì lúc này vẫn chưa thi mà, chỉ mới làm thủ tục thôi, các bạn hoàn toàn chủ động và có đủ thời thời gian để làm việc này.
- Bình tĩnh đọc đề: Cầm đề thi trên tay, bạn đừng vội làm ngay, mà nên dành từ 5 - 10 phút để đọc qua một lượt. Khi đọc đề chú ý phân loại các câu khó, dễ để dự trù thời gian trước cho mỗi phần khi làm bài. Những ý tưởng vụt đến trong đầu nên ghi ra ngay.
Đối với đề trắc nghiệm, thời gian dành cho từng câu rất ít, vậy phải phân bổ thời gian sao cho thật hợp lý; không cần phải đọc kỹ nội dung từng câu hỏi trước khi đánh dấu câu trả lời, chỉ lướt qua, nắm tình hình chung là được.
Khi làm thì phải đọc kỹ từng câu chữ, không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào, nhằm hạn chế tối đa sai sót. Đọc kỹ đề thi trước khi giải là một nguyên tắc không thể bỏ qua. Nó cho thấy tinh thần bình tĩnh và phương pháp làm việc khoa học của thí sinh.
- Bình tĩnh giải đề: Bất kể là môn nào, đề tự luận hay trắc nghiệm, các bạn nên làm câu dễ trước, câu khó sau. Nếu gặp câu khó quá, cần thêm thời gian suy nghĩ thì tạm gác lại, đánh dấu (?) để đó, đừng mãi cố xoay sở, mất thời gian, trong khi còn nhiều câu cần phải làm.
Sau khi giải xong các câu dễ lấy điểm, chúng ta sẽ tập trung tinh thần vào giải quyết những câu khó “nuốt” này. Làm như thế, ta sẽ giảm được bớt áp lực, từ đó bình tĩnh hơn để hoàn thành việc giải đề.
- Bình tĩnh kiểm tra, sửa chữa: Khi làm bài xong các bạn đừng vội nộp ngay. Nên dành ít phút để kiểm tra lại toàn bộ. Khi kiểm tra cần xem: có phần nào trong đề chưa làm không? Đối chiếu với đề xem các câu trả lời đã phù hợp với yêu cầu đề ra chưa?...
Tóm lại, cần rà soát từng câu chữ, đơn vị kiến thức, con số, các bước giải, đáp án… xem mọi thứ đã ổn chưa?
3. Quyết tâm
Mỗi lần thi là một lần vượt qua thử thách, vượt lên chính mình. Nếu đề thi quá dễ, đơn giản, ai cũng có thể làm được thì việc thi cử đâu còn ý nghĩa gì nữa?
Có thể hình dung khó khăn giống như cái lò so vậy, bạn mạnh thì nó yếu, bạn yếu thì nó mạnh! Cho nên, đứng trước khó khăn, thách thức ai có quyết tâm sắt đá thì người đó sẽ thành công.
Các bạn nên noi gương tinh thần làm việc hăng say của Thomas Edison, nhà phát minh lừng danh thế giới: “trong bất cứ lúc nào, bất cứ tình huống nào, tôi đều không cho phép mình thối lui, nản chí”.
4. Cẩn thận
Trong thi cử, các bạn có tự tin, bình tĩnh, quyết tâm vẫn chưa đủ, mà cần phải có thêm sự cẩn thận nữa: cẩn thận làm thủ tục ban đầu, cẩn thận đọc đề, cẩn thận giải đề, cẩn thận kiểm tra sửa chữa…
Có nhiều bạn, học lực không tệ, lại rất siêng năng học tập nhưng do thiếu cẩn thận trong lúc làm bài thi nên công sức bỏ ra đã thành “công dã tràng”.
Vì vậy, bạn cần phải hết sức cẩn thận trong lúc làm bài thi để khỏi phải mắc những sai lầm đáng tiếc.
Tóm lại, trong quá trình làm bài thi, các bạn phải tự tin vào năng lực bản thân, bình tĩnh làm bài, gặp khó khăn, thách thức đừng nản chí, hãy quyết tâm tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề, và nhớ phải luôn luôn cẩn thận.
Nếu làm được như vậy, bất kể là đề thi có khó khăn đến cỡ nào, các bạn cũng sẽ đạt được kết quả tốt đẹp!1. Tự tin
Các bạn nên nhớ, sự tự tin không thể tự nhiên mà có được. Nó phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của tri thức, kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà bạn đã tích lũy được qua thời gian học tập, ôn tập, luyện tập trước đó.
Vì vậy, khi gặp đề thi khó, các bạn đừng vội lo sợ, vì mọi thí sinh đều bình đẳng trước đề thi; nếu dễ thì tất cả đều dễ; nếu khó thì ai cũng khó như nhau; thành, bại là ở chỗ phải tích cực học tập để vượt qua.
Cho nên, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các bạn cũng phải luôn tự tin vào năng lực của bản thân và biết cách khai thác tiềm năng vốn có của mình.
Napoleon Hill - Nhà văn, nhà báo, luật sư, diễn giả nổi tiếng người Mỹ, từng làm cố vấn cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Theodore Rooselt. Jr quả quyết rằng:
"Nếu bạn có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân, vào những việc bạn đang làm, và việc bạn muốn làm, thì không có trở ngại nào là không thể vượt qua".
Bạn nhớ đừng quên lời khuyên rất ý nghĩa này của tác giả những quyển sách "khoa học về sự thành công của cá nhân", bán chạy nhất mọi thời đại nhé!
2. Bình tĩnh
Khi bước vào phòng thi bạn cần phải thật sự bình tĩnh. Có bình tĩnh, không quá lo lắng, các bạn mới có thể suy nghĩ toàn diện, thấu đáo, nhận ra thách thức của từng câu hỏi, bài tập; từ đó phân bổ thời gian làm việc hợp lý và tìm phương án khả thi nhất để giải quyết vấn đề. Cụ thể là:
- Bình tĩnh làm thủ tục ban đầu: Phần này khá đơn giản, chỉ làm theo những quy định có sẵn, nhưng vẫn có không ít bạn phải viết đi viết lại mấy lần. Có lẽ do tâm lý lo lắng, hồi hộp khi bước vào phòng thi mà dẫn đến hiện tượng như thế.
Các bạn cứ bình tĩnh, vì lúc này vẫn chưa thi mà, chỉ mới làm thủ tục thôi, các bạn hoàn toàn chủ động và có đủ thời thời gian để làm việc này.
- Bình tĩnh đọc đề: Cầm đề thi trên tay, bạn đừng vội làm ngay, mà nên dành từ 5 - 10 phút để đọc qua một lượt. Khi đọc đề chú ý phân loại các câu khó, dễ để dự trù thời gian trước cho mỗi phần khi làm bài. Những ý tưởng vụt đến trong đầu nên ghi ra ngay.
Đối với đề trắc nghiệm, thời gian dành cho từng câu rất ít, vậy phải phân bổ thời gian sao cho thật hợp lý; không cần phải đọc kỹ nội dung từng câu hỏi trước khi đánh dấu câu trả lời, chỉ lướt qua, nắm tình hình chung là được.
Khi làm thì phải đọc kỹ từng câu chữ, không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào, nhằm hạn chế tối đa sai sót. Đọc kỹ đề thi trước khi giải là một nguyên tắc không thể bỏ qua. Nó cho thấy tinh thần bình tĩnh và phương pháp làm việc khoa học của thí sinh.
- Bình tĩnh giải đề: Bất kể là môn nào, đề tự luận hay trắc nghiệm, các bạn nên làm câu dễ trước, câu khó sau. Nếu gặp câu khó quá, cần thêm thời gian suy nghĩ thì tạm gác lại, đánh dấu (?) để đó, đừng mãi cố xoay sở, mất thời gian, trong khi còn nhiều câu cần phải làm.
Sau khi giải xong các câu dễ lấy điểm, chúng ta sẽ tập trung tinh thần vào giải quyết những câu khó “nuốt” này. Làm như thế, ta sẽ giảm được bớt áp lực, từ đó bình tĩnh hơn để hoàn thành việc giải đề.
- Bình tĩnh kiểm tra, sửa chữa: Khi làm bài xong các bạn đừng vội nộp ngay. Nên dành ít phút để kiểm tra lại toàn bộ. Khi kiểm tra cần xem: có phần nào trong đề chưa làm không? Đối chiếu với đề xem các câu trả lời đã phù hợp với yêu cầu đề ra chưa?...
Tóm lại, cần rà soát từng câu chữ, đơn vị kiến thức, con số, các bước giải, đáp án… xem mọi thứ đã ổn chưa?
3. Quyết tâm
Mỗi lần thi là một lần vượt qua thử thách, vượt lên chính mình. Nếu đề thi quá dễ, đơn giản, ai cũng có thể làm được thì việc thi cử đâu còn ý nghĩa gì nữa?
Có thể hình dung khó khăn giống như cái lò so vậy, bạn mạnh thì nó yếu, bạn yếu thì nó mạnh! Cho nên, đứng trước khó khăn, thách thức ai có quyết tâm sắt đá thì người đó sẽ thành công.
Các bạn nên noi gương tinh thần làm việc hăng say của Thomas Edison, nhà phát minh lừng danh thế giới: “trong bất cứ lúc nào, bất cứ tình huống nào, tôi đều không cho phép mình thối lui, nản chí”.
4. Cẩn thận
Trong thi cử, các bạn có tự tin, bình tĩnh, quyết tâm vẫn chưa đủ, mà cần phải có thêm sự cẩn thận nữa: cẩn thận làm thủ tục ban đầu, cẩn thận đọc đề, cẩn thận giải đề, cẩn thận kiểm tra sửa chữa…
Có nhiều bạn, học lực không tệ, lại rất siêng năng học tập nhưng do thiếu cẩn thận trong lúc làm bài thi nên công sức bỏ ra đã thành “công dã tràng”.
Vì vậy, bạn cần phải hết sức cẩn thận trong lúc làm bài thi để khỏi phải mắc những sai lầm đáng tiếc.
Tóm lại, trong quá trình làm bài thi, các bạn phải tự tin vào năng lực bản thân, bình tĩnh làm bài, gặp khó khăn, thách thức đừng nản chí, hãy quyết tâm tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề, và nhớ phải luôn luôn cẩn thận.
Nếu làm được như vậy, bất kể là đề thi có khó khăn đến cỡ nào, các bạn cũng sẽ đạt được kết quả tốt đẹp!
Chúc bn thi tốt nhé!
P/S:Nhớ mang khăn giấy và đồng hồ đeo nữa bn nhé!
Chào bạn, đây là kinh nghiệm của mình khi thi Tiếng anh:
1. Phải ôn bài cho đến khi sát nút thi:
- Bạn nghĩ xem nếu bạn chỉ học bài ở nhà, sau đó đến lúc thi bạn chỉ chơi thì làm sao mà nhớ lâu được. Vả lại, bạn hãy luôn nhớ rằng, việc học có lợi cho bạn sau này, chứ tuyệt đối không được nghĩ rằng học bài là để đối phó với thi cử. Có như thế, bạn mới học tốt được.
- Thứ hai, một số bạn học sinh hiện nay lại có lối "lạc quan" trước khi thi. Có nghĩa là các bạn ấy không thèm ôn lại bài kĩ trước khi vào phòng thi. Trong đầu các bạn ấy không có một sự cố gắng nào, mà chỉ nghĩ lát nữa thi cho xong rồi thì thôi. Nếu bạn là người như thế, bạn sẽ không bao giờ có được một điểm số cao.
2. Tự tin và cách làm bài:
- Đối với việc thi cử, tự tin là điều không thể thiếu. Tự tin ở đây là bạn phải tin tưởng vào bài làm của mình. Một số bạn học sinh khi làm bài, nhất là phần trắc nghiệm chọn câu đúng, thường thì các bạn hỏi bài nhau cũng rất nhiều, mình đây cũng đã có một số lần như vậy. Nhưng trong một lần, mình đã làm đúng, nhưng khi nhìn qua thấy bạn bên cạnh làm khác mình nên mình đã sửa lại đáp án, kết quả là cà hai đứa cùng sai. Vì vậy, bạn phải tự tin vào đáp án của mình. Cứ cho là bạn ấy học giỏi nên bản thân các bạn chỉ tin vào đáp án án của bạn ấy mà lại không tin tưởng vào đáp án của bản thân. Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ rằng, đồng tiền nào cũng có hai mặt của nó. Vì vậy không thể tránh được những trường hợp ngoại lệ, buộc các bạn phải tự lực cánh sinh.
3. Không được quay tài liệu và hỏi bài:
- Một điều nữa cũng rất quan trọng đối với học sinh chúng ta trong lúc thi cử đó là hiện tượng quay tài liệu. Đây là một đức tính không hề tốt chút nào. Giả sử như bạn bị bắt trong lúc quay tài liệu, nếu gặp thầy cô dễ tính thì có thể tha cho bạn, nhưng bắt đầu từ phút đó, bản thân bạn sẽ cảm thấy rất hồi hộp và sợ sệt (sợ bị mách với cô giáo chủ nhiệm, sợ cô nói với ba mẹ, sợ điểm thấp, sợ bị ba mẹ mắng,...). Điều này khiến cho chất lượng bài làm không tốt. Ngược lại khi gặp thầy cô khó tính, bạn sẽ có thể bị hạ hạnh kiểm, lúc đó dù trong thời gian học và kiểm tra miệng, 15 phút hay 1 tiết điểm cao đến đâu thì cũng chỉ đổ sông đổ biển.
- Mặt khác, lỡ như bạn không bị bắt thì sao đây ta? Chắc hẳn khi thi xong thì các bạn sẽ tự nói rằng: "Phù...Hên mà cô không bắt gặp. May quá! May quá!". Nhưng bạn nghĩ lại xem, khi chúng ta đạt điểm cao do quay tài liệu thì có hay không? Đối với những bạn biết suy nghĩ, cuối năm học, khi được điểm cao, mọi người trong lớp sẽ đều khen bạn. Bạn sẽ tự cảm thấy bạn không xứng đáng và sẽ rất buồn khi một bạn nào trong lớp biết bạn đã quay tài liệu.
- Cuối cùng, việc hỏi bài bạn trong lúc kiểm tra cũng là một điều không thể tránh khỏi của tuổi học trò. Bạn nhất định không được hỏi bài. Bởi lẽ, trong lúc thi, đa số mọi người đều muốn có một bầu không khí yên tĩnh để tập trung làm bài. Vì vậy, khi hỏi bài người khác là bạn đang làm làm phiền người ta đó. Họ sẽ rất giận, thậm chí là ghét bạn, khinh thường bạn nữa đấy. Ngoài ra, có thể trong lúc bạn đang lép chép cái miệng thì....thầy cô chắc có thể đang đứng sau lưng bạn. Thầy cô sẽ phạt bạn không kém gì tội quay tài liệu đâu nhé!
Nói tóm lại, bạn phải luôn cố gắng học bài cho tốt, không được gian lận khi thi. Có như thế, mình tin rằng bạn sẽ học tốt!
Đây là mình tự viết nên còn có chút sơ sài, mong bạn thông cảm. Chúc bạn thi tốt!
mình chúc bạn thi tốt nhé !
bạn cứ cố gắng hết mình vận dụng kien thuc tot la dc
Bạn nên phải tự tin là trên hết, nếu không tự tin thì bạn sẽ khong làm được bài. Tiếp theo bạn phải ôn bài thật kĩ, đừng nghĩ tự tin là đủ rồi, nếu ko ôn bài thì bạn sẽ chẳng có kiến thức để làm bài. Và bạn nên tuyệt đối ko nghĩ là thi cử để lấy thành tích ko mà phải nghĩ thi để mik biết thêm về kiến thức để phục vụ chính mik