Sự tiến hóa của thế giới sinh vật được thể hiện ở sự phức tạp hóa dần trong tổ chức cơ thể của chúng là kết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài.
Càng lên những bậc cao trên thang tiến hóa thì mức độ chuyên hóa về chức năng, phân hóa về cấu tạo càng phức tạp và sự thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể càng chặt chẽ. Trong quá trình đó, sự chuyển từ đời sống dưới nước lên đời sống trên cạn đã đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo ra hàng loạt những biến đổi cơ bản trong tổ chức cơ thể:
Ở động vật, động vật đa bào bậc thấp như bọt biển, các tế bào của cơ thể chưa phân hóa thành mô rõ rệt. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường được thực hiện trên cơ thể; ở ruột khoang, cơ thể chỉ gồm 22 lớp tế bào, các tế bào trực tiếp trao đổi chất với môi trường, chưa có hệ tiêu hóa, tuần hòa, bài tiết, nhưng đã xuất hiện tế bào thần kinh thực hiện chức năng cảm ứng cơ thể, có các thích ti bào để tấn công mồi và kẻ thù. Ở các lớp động vật cao hơn, kể từ giun đã có các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn và bài tiết là cần thiết. Hệ thần kinh đã tập trung để điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể và đảm bảo sự thích nghi với môi trường.
Các hệ cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, sinh sản cũng ngày càng phức tạp hóa qua các ngành, lớp từ thấp lên cao.
Ở thực vật cũng diễn ra tương tự, các cơ quan sinh dưỡng ban đầu chưa phân hóa, tiến tới phân hóa thành thân, lá, chưa có rễ chính thức như ở rêu, từ dương xỉ trở lên đã có đủ rễ, thân, lá. Về cơ quan sinh sản, từ chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính) tiến lên sinh sản hữu tính ở cây có hóa...
Các cơ thể sinh vật dù cấu tạo đơn giản hay phức tạp đều được xây dựng từ các tế bào, thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới.
Sự tiến hóa của thế giới sinh vật được thể hiện ở sự phức tạp hóa dần trong tổ chức cơ thể của chúng là kết quả của một quá trình phát triển lịch sử lâu dài.
Càng lên những bậc cao trên thang tiến hóa thì mức độ chuyên hóa về chức năng, phân hóa về cấu tạo càng phức tạp và sự thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể càng chặt chẽ. Trong quá trình đó, sự chuyển từ đời sống dưới nước lên đời sống trên cạn đã đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo ra hàng loạt những biến đổi cơ bản trong tổ chức cơ thể:
Ở động vật, động vật đa bào bậc thấp như bọt biển, các tế bào của cơ thể chưa phân hóa thành mô rõ rệt. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường được thực hiện trên cơ thể; ở ruột khoang, cơ thể chỉ gồm 22 lớp tế bào, các tế bào trực tiếp trao đổi chất với môi trường, chưa có hệ tiêu hóa, tuần hòa, bài tiết, nhưng đã xuất hiện tế bào thần kinh thực hiện chức năng cảm ứng cơ thể, có các thích ti bào để tấn công mồi và kẻ thù. Ở các lớp động vật cao hơn, kể từ giun đã có các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn và bài tiết là cần thiết. Hệ thần kinh đã tập trung để điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể và đảm bảo sự thích nghi với môi trường.
Các hệ cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, sinh sản cũng ngày càng phức tạp hóa qua các ngành, lớp từ thấp lên cao.
Ở thực vật cũng diễn ra tương tự, các cơ quan sinh dưỡng ban đầu chưa phân hóa, tiến tới phân hóa thành thân, lá, chưa có rễ chính thức như ở rêu, từ dương xỉ trở lên đã có đủ rễ, thân, lá. Về cơ quan sinh sản, từ chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử (sinh sản vô tính) tiến lên sinh sản hữu tính ở cây có hóa...
Các cơ thể sinh vật dù cấu tạo đơn giản hay phức tạp đều được xây dựng từ các tế bào, thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới.