Đồng chí- Chính Hữu

Dương Ngọc

chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:"giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
24 tháng 1 2021 lúc 22:28

Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” có cách diễn tả tình cảm của con người một cách gián tiếp, kín đáo qua các sự vật trong những mô típ rất quen thuộc về làng quê của ca dao : “giếng nước gốc đa”. Câu thơ có biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa. Những biện pháp này đã góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người bộ đội. Nó làm cho lời thơ vừa có sắc thái dân gian, vừa hiện đại.Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.

Bình luận (0)
Thanh Hoàng Thanh
24 tháng 1 2021 lúc 22:29

Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: giếng nước “nhớ”

+ Hoán dụ: Dùng bộ phận để gọi cái cụ thể "giếng nước", "gốc đa" để nói về quê hương, người thân của những người lính.

Tác dụng:  Góp phần thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của quê hương, của người hậu phương đối với người lính. Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương đối với những người lính ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Nhật Minh
26 tháng 1 2021 lúc 9:27

- Nhân hóa: giếng nước gốc đa nhớ

- Liệt kê: giếng nước, gốc đa

- Ẩn dụ: giếng nước, gốc đa chính là những người thân nơi quê nhà

=> Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của người nông dân tạm thời bỏ đi chiếc ái nâu khoác lên mình màu xanh áo lính đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Nỗi nhớ ấy lúc nào cũng ám ảnh, day dứt trong lòng họ

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lý Hồng Phúc
Xem chi tiết
phạm kim liên
Xem chi tiết
Phạm Như ý
Xem chi tiết
Anh Thư Trần
Xem chi tiết
NT Linh
Xem chi tiết
gấu béo
Xem chi tiết
Dương Ngọc
Xem chi tiết
Vu thanh tam
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết