Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng trong các trường hợp sau:
a. Nhưng tôi chạm ngay vào một vật rắn. Tôi níu lấy nó. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn… Tôi ngất đi…
b. Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc; muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng… chúng ta đã thoát chết!
c. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần A-pô-lô đến thánh đường A-then-na Pờ-rô-nai-a, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát,… bên bờ suối Cát-xta-lích.
- Tớ nghĩ ta nên quay lại điện thờ thần A-pô-lô, vì trong câu đố có nhắc dến vị thần đội vòng nguyệt quế và nhấn mạnh rằng chúng ta cần phải bày tỏ lòng thành kính… - Tôi kết luận sau khi đã kiểm tra một vòng.
- Có lí! Nhưng mà cái khoản bày tỏ lòng thành kính ấy, cậu bày tỏ đi nhé…
Công dụng của dấu chấm lửng trong các trường hợp:
a. Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
b. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ có sắc thái hài hước: từ việc phân tích hết sức khoa học để đi đến một kết luận không về khoa học mà về tính mạng của những người đang nói.
c. - Dấu chấm lửng (1) phối hợp với dấu phẩy ngầm cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Dấu chấm lửng (2) thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.