Văn mẫu lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Minh Huyền
Chân lý đường đời cách mạng của Bác trong bài thơ Đi đường

Đoạn văn tự làm hộ mình nha mn :*

Đạt Trần
23 tháng 2 2018 lúc 21:33

Tham khảo:

Bài thơ chỉ với bốn câu,bốn câu thơ rất bình dị mà cô đọng, vừa tự nhiên chân thực, vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa. Bài thơ toát lên bài học chân lý đường đời, đường cách mạng, như lời tự khuyên mình của mỗi con người.Đường cách mạng vốn rất chông gai, điều quan trọng là chúng ta phải biết vượt qua nó, chiến thắng nó để tìm ta chân lý của mội bản thân chúng ta. Mỗi cuộc đời là một trăm năm, ai cũng phải đi một trăm đường. Có con đường lao động mưu sinh, có con đường công danh lập nghiệp. Tuổi trẻ còn có con đường học tập.Đối vs bác là đường cách mạng. Quả thật nó chẳng dễ gì. Nhưng hãy có niềm tin "Khi ta lên đỉnh núi cao nhất sẽ thấy đc hạnh phúc, chân lí của mình".Bác đã phải vượt qua trăm đường trăm núi để thấy đc nó.Bài thơ Đi đường dã trở thành hành trang cho mỗi chúng ta thêm sức mạnh để vươn tới tương lai.

Hồng Quang
24 tháng 2 2018 lúc 14:45

P/s tham khảo nha

Đi đường là bài thơ của Hồ Chí Minh, đã trực tiếp nói về nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng vô hạn của người đó khi đứng trên núi cao để ngắm cảnh. Ngoài ra bài thơ còn mang ý nghĩa biểu tượng, toát lên bài học chân lý đường đời, đường cách mạng, có thể xem là một trong những bài tự khuyên mình của người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Phân tích bài thơ để làm sáng tò nhận xét trên.

Tập thơ Nhật ký tròng tù có nhiều bài lấy cảm hứng trên đường đi làm đề tài. Đi đường (Tẩu lộ) là một trong những bài thơ đó. Bài thơ có hai lớp nghĩa. Nghĩa thực là nỗi gian lao vất vả của người đi đường núi và niềm vui sướng vô hạn khi họ đã đứng trên núi cao để ngắm cảnh. Sau lớp nghĩa thực bài thơ đã toát lên bài học chân lý đường đời, đường cách mạng. Phải chăng vừa chân thực vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa nên bài thơ được xem như lời tự khuyên mình của nhà cách mạng Hồ Chí Minh.

Đi đường mới biết gian lao.

Câu thơ như một lời nhận xét thốt ra rất tự nhiên của người tù đã thấm mệt trên con đường bị giải đi. Lời nhận xét tưởng như hồn nhiên này được rút ra từ chính cảnh cơ cực của nhà thơ trong những ngày bị bọn Tưởng giải tới giải lui hết nhà lao này sang nhà lao khác. Đây chính là một sự trải nghiệm, một câu thơ được đánh đổi bằng chính những ngày đi đường gian khổ vất vả của Bác. Có thể là gà gáy một lần đêm chửa tan đã phải ở trên đường để hứng những trận gió hàn. Có thể là Năm mươi ba cây số một ngày – áo mũ dầm mưa rách hết giầy… Lời thơ giản dị mà nặng trĩu suy tư, có sức khái quát cao độ. Thật đúng là đoạn trường ai có qua cầu mới hay như Nguyễn Du đã từng viết. Một chữ gian lao là nó chứa đựng bao thử thách, nó đối mặt với ý chí của con người mà chỉ có những người đi đường mới biết được. Bằng những dòng nhật ký, không đẽo gọt, không khoa trương, câu thơ đọc lên có một độ ngân rung từ nỗi niềm có thật. Cái có thật ấy với cách nói đơn sơ không khỏi làm cho người đọc rùng mình. Ấn tượng gian nan trong nguyên bản được khắc họa hơn bản dịch II nó có một tiết tấu riêng, một cách láy đi láy lại như một tứ thơ tự thoại:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan.

Hai chữ tẩu lộ (đi đường) như những nốt nhấn đúng nhịp (3/4) vừa như một nhận xét vừa như một nghiền ngẫm, suy nghĩ chiêm nghiệm bằng chính máu thịt của mình. Sự truyền cảm không cố tình trong câu thơ hàm súc, dồn nén tự nó bật ra đâu có phải nhiều lời. Nói ít không phải là không có gì để nói, mà ngược lại: nội dung dồi dào mà câu chữ cứ như không. Nguyên tắc tiết kiệm lời trong thơ phải chăng là như thế? Về ý câu thơ này, tục ngữ đã nói Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Bác cũng đang học, đang biết bằng cảnh ngộ riêng của mình, rút ra bài học cho chính mình: có đi đường mới biết việc đi đường là khó. Một chữ tri (biết) đơn giản vậy thôi mà có thể cả đời không học được.

Câu thơ thứ hai tiếp tục mở rộng mạch thơ của câu thơ đầu: Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Nguyễn Minh Huyền
23 tháng 2 2018 lúc 21:21

giúp mình với mai ktra rồi T-T


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Hà Quyên
Xem chi tiết
Hưng Nguyễn
Xem chi tiết
︵✰Ah
Xem chi tiết
Vi Vian
Xem chi tiết
nguyễn nhật tân
Xem chi tiết
Dung Phạm
Xem chi tiết
Vân anh
Xem chi tiết
♌♋□ 📄&🖰
Xem chi tiết
Alan
Xem chi tiết