Ôn tập lịch sử lớp 8

Trần Ngọc Mai

câu1

vì sao nhà Nguyễn kí hiệp ước hắc-măng vs pháp

.................Huế..........................nhâm tuất vs pháp

câu2

trình bày ngắn gọn chính sách khai thác thuộc địa lần 1 của pháp. về kinh tế, chính trị ? Nhận xét?

câu3

dưới tác động chính sách khai thác thuộc địa xã hội VN biến đổi ntn?

câu4

bác hồ ra đi tìm đường cứu ns tong hoàng cảnh nào?

  help.... mai mình kiểm tra rùi giúp mình được không??? khocroikhocroiucche

Hàn Vũ
9 tháng 6 2018 lúc 20:38

Câu 1

Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
-Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất
đã mất.

Bình luận (0)
Hàn Vũ
9 tháng 6 2018 lúc 20:39

2. Trình bày ngắn gọn nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế
_________________________________
* Về kinh tế:
- Tích cực:
+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

Bình luận (0)
Hàn Vũ
9 tháng 6 2018 lúc 20:42

Câu 3

Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế :

- Nông nghiệp : xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn).

- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp : công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.

- Giao thông vận tải : hình thành các tuyến đường sắt, đường bố, cầu cảng lớn.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.

* Những chuyển biến xã hội:

- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

- Tình hình cơ cấu xã hội:

+ Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.

+ Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.

- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.



Bình luận (0)
Hàn Vũ
9 tháng 6 2018 lúc 20:45

Câu cuối

Ở giai đoạn này, Việt Nam thuộc quyền thống trị của thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa, nổi dậy đã diễn ra nhưng thất bại. Nhiều xu hướng cải cách, đổi mới được dấy lên nhưng cũng chưa đạt kết quả khả quan.Trong thời gian này, có nhiều lý thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường và phương pháp để đấu tranh bắt đầu biết đến ở Việt Nam. Thời điểm này cũng có nhiều người Việt Nam đi ra nước ngoài theo nhiều diện khác nhau.

Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu những bài học lịch sử và khảo nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách tiến hành ở trong nước, hay đi ra nước ngoài, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản (phong trào Đông Du) đều không đạt kết quả tốt. Ông thấy rằng cần nghiên cứu, tìm tòi một con đường khác, đi ra nước ngoài nhưng theo một hướng khác hơn mấy hướng trên.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
❤X༙L༙R༙8❤
Xem chi tiết
Hoai Thuong Nguyen le
Xem chi tiết
Anh Luu Thi
Xem chi tiết
Lê Cẩm Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thu Huyền
Xem chi tiết
Bích Huệ
Xem chi tiết
Bích Huệ
Xem chi tiết
❤X༙L༙R༙8❤
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Bảo
Xem chi tiết