Chương XII. Sinh sản

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tạ Minh Đức

Câu1:Theo em khi mang thai ở tuổi vị thành niên các em sẽ có những nguy cơ nào ? Bản thân em cần làm gì để giảm số lượng trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn ?

Câu2:Em hãy kể tên các biện pháp tránh thai và nêu cơ sở khoa học của mỗi biện pháp? Theo em biện pháp nào là an toàn nhất? Hãy nêu những hiểu biết của em về thuốc tránh thai khẩn cấp?

Nguyễn Minh Tuấn
1 tháng 7 2020 lúc 21:17
Bị mang thai ở tuổi vị thành niên là một trong những cảm nghiệm thách đố nhất mà một người trẻ có thể vướng phải. Tình trạng này rất dễ tạo ra những sự khủng hoảng về tình cảm, và làm cản trở việc học hành của các em. Việc thiếu niên mang thai còn dẫn đến những mặc cảm xấu hổ, sợ hãi, và chịu nhiều áp lực nơi những môi trường các em sống. Sự căng thẳng của một trẻ em khi phải báo tin này cho cha mẹ là một công việc bất khả thi. Nhiều em đã quá xấu hổ để tìm sự giúp đỡ, dù là nơi người thân. Ở tuổi vị thành niên, tuy các em đã nhận được một số kiến thức về đời sống tính dục từ học đường, các thông tin đại chúng (internet) hay trong gia đình, các em vẫn chưa hoàn toàn thấu hiểu những thực tại về thai nghén. Và khi lâm vào tình cảnh này, các em cũng không thể dự tính cho cuộc sống của mình sẽ như thế nào với sự ra đời của một hài nhi. Vì thế, việc các em quyết định tiếp tục duy trì hay chấm dứt mang thai là một quyết định rất khó khăn đối với tuổi mới lớn này. Đây là một hiện trạng chung và là một vấn đề xã hội của mọi quốc gia trên thế giới. Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ tuổi thiếu niên để bước vào tuổi người lớn. Chính trong giai đoạn này, nhân cách, hành vi của trẻ đang được hình thành. Khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ có những chuyển biến lớn về tâm lý, thường hoang mang về thể xác, muốn tìm tòi, khám phá về giới tính của mình và của những người khác giới. Các em thường có những đặc tính chung như hay tò mò, dễ bị ảnh hưởng của bạn đồng lứa trên các vấn đề tình dục, thiếu sự hiểu biết về thụ thai và không có một nhận thức gì về việc sinh sản cũng như việc ngăn ngừa tránh thai. Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tuổi vị thành niên bị mang thai ngoài ý muốn. Đời sống gia đình Thống kê xác nhận rằng những trẻ vị thành niên có quan hệ tình dục trước tuổi thường xuất thân từ một gia đình có nhiều xáo trộn, và một nền giáo dục với nhiều thiếu sót. Phần lớn những trẻ em sa ngã đều là nạn nhân của một gia đình có nhiều đổ vỡ về mặt tinh thần, cụ thể là lối sống thiếu hòa khí thiếu cảm thông chia sẻ và thương yêu giữa các thành viên trong gia đình. Nhiều bậc phụ huynh thờ ơ, không quan tâm đến đời sống tâm lý, tình cảm của con cái. Nói đúng ra, cha mẹ, anh chị hoặc thầy cô đã chưa trở thành một người bạn thực sự với các em, để chúng có thể tin tưởng và trông cậy vào. Từ đó chúng dám mạnh dạn bày tỏ những mối lo âu, thắc mắc, hay xin vấn kế,và nhận được những lời khuyên xây dựng hữu ích giúp chúng định hướng cuộc sống cuả mình. Có những em cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình mình. Vì thế trẻ dễ nghe theo lời dụ dỗ ngọt ngào của người khác, dễ bị áp lực đi vào chỗ “thử xem” và bị sa ngã chỉ là vấn đề thời gian. Thiếu sự hiểu biết Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự thiếu hiểu biết của tuổi vị thành niên về quan hệ tình dục trước hôn nhân, hay việc sống thử trước hôn nhân, và đặc biệt là sự kém hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, là một trong những yếu tố dẫn đến việc thiếu niên mang thai. Thêm vào đó, với những điều kiện sinh sống thuận lợi như đi học chung xe, những cuộc hội họp party, những hò hẹn cuối tuần, vv., các em sẽ dễ bị kích thích về những nhu cầu tình dục. Vì vậy, nếu không được chuẩn bị, không được dạy dỗ một cách đúng mức và có phương pháp, khi bước vào tuổi dậy thì, người trẻ sẽ dễ bị quật ngã vì sức ép của bản năng, những áp lực của chúng bạn, cùng những áp lực của hoàn cảnh chung quanh. Thiếu sự giáo dục về việc tôn trọng sự sống Ở nhiều trường công lập, sự chú trọng về giáo dục giới tính thường chỉ hướng về việc "chọn lựa" hơn là chủ trương kính trọng sự sống con người. Từ quan niệm sống tự do và "chọn lựa" chúng ta rất dễ nhận ra tại sao các em được dạy dỗ nhiều hơn về việc tránh thụ thai, và nếu cần thì phá thai. Cuộc sống tính dục như thế làm cho các em coi nhẹ những giá trị con người. Trong nhãn quan này, các em sẽ đối xử với một người bạn khác phái như là một phương tiện để mua vui cho mình, hơn là một người bạn ta cần kính trọng, quí mến, tìm hiểu để sinh hoạt lâu dài. Sự thoả mãn về tính dục thì mau qua, nhất thời, nhưng tình bạn chân thật sẽ dẫn đến sự kính trọng trong cách đối xử với nhau. Nếu các em được dạy dỗ phải kính trọng chính mình, các em cũng cần được hướng dẫn phải kính trọng người khác phái. Như thế một nền giáo dục với việc tôn trọng sự sống cần được phổ biến không những tại học đường nhưng còn rất cần sự tiếp tay của các bậc phụ huynh tại gia đình, bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. Mục đích của việc giáo huấn này không chỉ là giúp trang bị kiến thức, như những ý thức về giới tính và tình dục, nhưng điều quan trọng là xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của những người nam, người nữ trưởng thành trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xã hội. Các bậc phụ huynh và giáo viên cần nhấn mạnh cho con trẻ về việc tôn trọng sự sống, cần cho chúng xác tín rằng một xã hội biết tôn trọng sự sống là một xã hội lành mạnh, trong dó con người tôn trọng sự sống và nhân phẩm của nhau, con người chọn gieo rắc tình yêu, sự tin tưởng, hy sinh và nâng dỡ nhau, đem lại hy vọng cho một xã hội có bình an thật sự. Những nguy cơ khi mang thai ở tuổi vị thành niên Sự khó khăn khi mang thai và sinh nở Việc mang thai ở tuổi vị thành niên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mẹ trẻ vì cơ thể của các em chưa được phát triển đầy đủ. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản cho biết, các em gái ở tuổi vị thành niên từ 13 – 19 tuổi khi bị mang thai thường có nguy cơ sinh non cao đến 93% so với phụ nữ đã trưởng thành. Tỷ lệ tử vong của trẻ em sinh ra do các bà mẹ vị thành niên cũng cao hơn so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Các em cần phải đi bác sĩ để được khám xét, chăm sóc, và được chuẩn bị kỹ lưỡng trong suốt chu kỳ thai nghén, sinh nở và nuôi con. Ngoài ra, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản còn phải cảnh báo và giúp cho các em ở tuổi vị thành niên này phòng ngừa việc tiếp tục có thai nữa sau khi sinh con. Họ có chương trình tư vấn về sức khỏe và giáo dục giới tính cho vị thành niên, giúp ngăn chặn sự thiếu hiểu biết về việc truyền sinh, cùng việc giúp cho người mẹ và trẻ sơ sinh lớn lên trong sự lành mạnh. Khi mang thai, các em ở tuổi vị thành niên phải chịu sự gián đoạn về việc học hành, và thường gặp những khó khăn về kinh tế. Nhiều em đã phải bỏ dở việc học vì hoàn cảnh này. Nhưng với sự giúp đỡ của các cơ quan thiện nguyện và của những người thân, các em sẽ có cơ hội trở lại học đường. Vì thế vai trò chủ động của những người thân để giúp đỡ các em trong trường hợp này rất quan trọng. Nếu không có sự nâng đở của phụ huynh hoặc thân nhân, vị thành niên sẽ dễ đi vào sự bế tắc trong cuộc sống. Như đã trình bày ở trên, các em vướng vào một hoàn cảnh mang thai ngoài ý muốn thường đến từ các gia đình thiếu sự thông đạt, thương yêu. Các em đã không cảm nhận được sự gần gũi, thương yêu, chăm sóc của những người thân, nhất là khi cha mẹ quá bận rộn trong cuộc sống vì sinh kế. Thiết tưởng, khi được báo tin, các bậc phụ huynh nên chọn một thái độ ôn hòa, tha thứ, chấp nhận các em và tìm cách dàn xếp những công việc trong gia đình. Dù sao chúng cũng là con cái, đang cần những sự giúp đỡ thiết thực của chúng ta. Ông bà chúng ta có câu, "mũi dại, lái chịu đòn" là vì thế. Nguy cơ về việc phá thai ở tuổi vị thành niên Do mặc cảm, xấu hổ và không tìm được một giải pháp thích ứng cho hoàn cảnh quá bất cập, vị thành niên thường lén lút tìm đến những dịch vụ phá thai không an toàn. Cũng có những bậc phụ huynh đã ủng hộ con em trong việc phá thai này. Những thủ thuật phá thai thường gây ra nhiều tai biến, đôi khi nguy hiểm đến tính mệnh vì cơ thể của các em chưa phát triển đầy đủ. Có nhiều em trải qua sự phá thai đã thú nhận rằng cuộc sống về tình cảm và tâm lý của các em sau lần phá thai là những dằn vặt về tinh thần và mặc cảm tội lỗi vì đã hủy đi một sự sống. Những ảnh hưởng về tâm lý sau khi phá thai có thể rất nặng nề và kéo dài suốt cuộc đời của các em. Những Phương cách giúp đỡ vị thanh niên Các nghiên cứu về sức khỏe đã cho thấy vị thành niên mang thai ngoài ý muốn thường lớn lên trong những môi trường mà những thông tin về quan hệ tình dục thường lẫn lộn và đôi khi có tác dụng tiêu cực. Hậu quả là khi phải có những quyết định liên quan đến tình dục, các em thường chọn những giải pháp bất lợi hay có hại cho sức khỏe. Khi gặp nguy cơ tuổi thiếu niên thường hoang mang và rụt rè trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Các em có thể tìm đến những nguồn tài liệu từ các trang mạng hoặc từ các cơ quan y tế tại địa phương để được sự trợ giúp. Phần lớn các cơ quan y tế luôn cập nhật các trang mạng, và có thể cung cấp những dữ liệu hoặc thông tin về những nguy cơ khi mang thai để giúp vị thành niên tự quyết định. Ngoài ra còn có các dịch vụ tư vấn miễn phí để hỗ trợ những kỹ năng sống cho các em, giúp các em đối mặt với những vấn đề của mình và biết lựa chọn những giải pháp phù hợp. Nếu các em chưa quyết định được, cơ quan y tế sẽ khuyến khích các em nói chuyện với người nhà hoặc một người đáng tin cậy. Dưới đây là một số kỹ năng thuộc cả ba phương diện tâm lý, sinh lý và đạo đức, đã được các chuyên gia tâm lý đề nghị trong việc giúp đỡ thiếu niên vượt qua giai đoạn khó khăn khi đã bị mang ngoài ý muốn. Thông cảm và kiên nhẫn Thật khó để tránh khỏi những nỗi sợ hãi và hoang mang khi phải thú nhận với cha mẹ rằng mình đang mang thai ngoài ý muốn. Có thể các bậc phụ huynh sẽ có phản ứng tức thời, rất tức giận khi biết được việc này. Nhưng xét cho cùng cha mẹ vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy nhất. Trong tình cảnh bất cập này, các em là đối tượng cần được quan tâm và chăm sóc hơn bao giờ hết. Cha mẹ cần sự bình tĩnh để hổ trợ tinh thần cho thiếu niên. Họ cần phải giải thích những gì đang và sẽ xảy ra nơi các em để giúp giảm bớt sự căng thẳng, chịu đựng, lo âu, cùng những nỗi hoang mang của thiếu niên. Điều các em cần nhất trong lúc này là sự yêu thương, thông cảm, kiên nhẫn và chăm sóc của cha mẹ để vượt qua những khó khăn của thời kỳ thai nghén, khi sinh nở. Sự việc đã xảy ra rồi, cha mẹ có giận dữ trách mắng chỉ làm cho các em càng thêm khủng hoảng về tinh thần và tâm lý. Thêm vào đó, sự xa lánh của bạn bè, sự thiếu thốn những nâng đỡ của cha mẹ sẽ làm cho thiếu niên cảm thấy bị cô lập, buồn chán. Đi đến chỗ cùng cực, các em có thể bị trầm cảm; một số các em có thể tìm con đường tự vận để kết liễu hoàn cảnh quá khắc nghiệt này. Thay vì trách mắng, cha mẹ hãy nhìn nhận sự thiếu sót của mình trong việc giáo huấn con cái, và cần nhận biết những khó khăn của vị thành niên khi phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã này. Hướng dẫn việc chọn một quyết định đúng đắn Khi bị mang thai ngoài ý muốn, vị thành niên thường có những tranh chấp sâu sắc trong nội tâm, vì thế sẽ rất khó để tự giải quyết vấn đề một mình. Những tranh chấp này dù nhiều hay ít cũng sẽ làm cho vị thành niên sống trong trạng thái lo âu sợ hãi, cảm thấy bị người thân hay bạn bè xa lánh và cuối cùng có thể dẫn đến những chứng bệnh tâm thần. Đây là thời điểm các bậc phụ huynh đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn vị thành niên trực diện với chính mình và giúp các em chọn một quyết định đúng đắn hầu tránh được những ray rứt của lương tâm hoặc chịu những ảnh hưởng tâm lý và đạo đức nặng nề về sau. Lập kế hoạch giúp vị thành niên thích ứng với hoàn cảnh Vai trò tích cực của cha mẹ là hỗ trợ vị thành niên thích ứng và đón nhận hoàn cảnh, bất chấp những biến chuyển về tâm sinh lý và giúp thiếu niên lập một kế hoạch cho những ngày sắp tới. Trong thời kỳ mang thai: - Hướng dẫn vị thành niên đi đến các cơ sở y tế để được chăm sóc thai nhi. Khuyến khích thiếu niên làm theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. - Việc thai nghén ở tuổi vị thành niên thường có nhiều nguy cơ hơn nơi người trưởng thành, đặc biệt là cho các em dưới 16 tuổi. Vì vậy các em cần phòng ngừa những nguy cơ có thể xảy ra. - Các em cần biết những sự dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể và thai nhi. Về việc này bác sĩ là nơi đáng tin cậy nhất. Tuy nhiên có những trang mạng luôn cập nhật những thông tin có giá trị và đáng tin dùng. Trong quá trình chuyển dạ: - Không nên để các em đi đứng một mình trong quá trình chuyển dạ. Cha mẹ hoặc người thân cần có mặt để hỗ trợ tinh thần, giải thích những gì đang và sẽ xảy ra để giúp thiếu niên giảm căng thẳng, an tâm và tăng khả năng chịu đựng. - Khi hỗ trợ vị thành niên trong quá trình chuyển dạ, cha mẹ cần có thái độ yêu thương, tha thứ và kiên nhẫn để giúp thiếu niên vượt qua tình trạng này. Những cơn đau có thể làm cho thiếu niên hoảng sợ. Hãy ở bên và chuyện trò cùng các em trong lúc sinh nở để làm giảm thiểu sự căng thẳng, sợ hãi và giúp các em cộng tác tích cực hơn. Sau khi sinh nở: Các em sẽ mang trong người những mâu thuẫn vì vừa là thiếu niên vừa phải đón nhận vai trò làm mẹ. Người nhà phải tận dụng mọi cơ hội để hướng dẫn, hỗ trợ toàn bộ tiến trình và để gắn bó tình cảm giữa người mẹ quá trẻ và hài nhi mới sinh. Ngoài ra, sau khi thích ứng được với hoàn cảnh và với sự giúp đỡ của cha mẹ, hãy tạo cơ hội cho các em tiếp tục việc trở lại học đường. Nếu có thể, cha mẹ hãy tìm giúp cho các em một nguồn lợi tức, nếu cần là một công việc làm để nuôi con. Tuy đây không phải là một kế hoạch hoàn hảo nhưng cũng giúp cho thiếu niên nhìn thấy con đường trước mặt với những trách nhiệm chúng cần phải gánh vác. Tóm lại, nhu cầu giáo dục giới tính từ trong gia đình là điều mà các em rất cần đến. Các bậc phụ huynh hãy dùng mọi phương cách để thông đạt với con cái trong sự thân tình và điềm tĩnh. Mục đích tối hậu mà chúng ta muốn nhắm đến là làm sao cho các em hiểu và đón nhận một cách đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của người nam và người nữ trưởng thành trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình và trong xã hội. Để tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra ngoài ý muốn, việc yêu thương, gần gũi, và chăm sóc con cái rất cần thiết. Nếu vì phải sinh kế, hãy tìm cách bù đắp cho sự vắng mặt của chúng ta bằng cách dành giờ cho chúng khi chúng cần đến chúng ta. Đôi khi đó chỉ là một cú điện thoại, hay chỉ là một ít phút ngắn ngủi vào buổi sáng trước khi chúng đến trường. Trong trường hợp quá bất cập, hãy đi tìm sự trợ giúp nơi những người thân yêu khác, như ông bà, chú bác, cậu mợ hay cô dì. Nếu phải vắng mặt quá nhiều, hãy nhờ một người thân hay người bạn đáng tin cậy chăm sóc cho em. Điểm chính là các em phải nhận được những sự chuẩn bị trước khi các điều đáng tiếc có thể xảy ra. Khi sự việc đã xảy ra rồi, chúng ta hãy cẩn thận và khôn ngoan trong việc hướng dẫn con em chấp nhận hoàn cảnh, và tìm cách giúp trẻ giải quyết vấn đề. Nếu cần, phụ huynh cũng nên tìm những vấn kế từ các bác sĩ, các cơ quan thiện nguyện, hay các tâm lý gia để giúp giải quyết sự việc một cách ổn thoả.

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thân Mai Khôi
Xem chi tiết
Tryechun🥶
Xem chi tiết
Hương Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng
Xem chi tiết
ABCT35
Xem chi tiết
Khoi My
Xem chi tiết
Linh Ahihi
Xem chi tiết
Lê Phan Bảo Như
Xem chi tiết
duong ngoc dang duong
Xem chi tiết