Chương VII. Bài tiết

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoai Nguyen

Câu1 : Cấu tạo, chức năng của hệ bài tiết nước tiểu và thận ?
Câu 2 : Cấu tạo và chức năng của da ? Có nên nặn mụn chứng cá, nhổ lông mày không? Vì sao?
Câu 3 : Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy, tủy sống, trụ não, tiểu não, não trung gian ?
Câu 4 : Cấu tạo chức năng đại não người ? Nêu đặc điểm khác của não người so với não động vật lớp thú ?
Câu 5 : So sánh cung phản xạ vận động, cung phản xạ dinh dưỡng ?
Câu 6 : So sánh phân hệ giao cảm với cung phản xạ đối giao cảm ?
Em cảm ơn ạ

༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:11

cau2:

- Bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước, do đặc điểm cấu tạo từ các sợi của mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn. chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn. Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại.
- Điều hòa thân nhiệt nhờ sự co dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt.
- Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ các cơ quan thụ cảm.
- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người.

* Ở tuổi dậy thì, chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị hóa sừng làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên trứng cá.
- Không nên nặn trứng cá vì làm da xây xát có thể giúp vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm, có mủ.

༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:13

cau 4:

Đặc điểm của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp Thú là:

Cấu tạo: Đại não người phát triển rất mạnh, khối lượng lớn, phủ lên tất cả các phần còn lại của bộ não. Diện tích của vỏ não cũng tăng lên rất nhiều do có các rãnh và các khe ăn sâu vào bên trong, là nơi chứa số lượng lớn nơron. Chức năng: Vỏ não người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) nằm gầm vùng vận động, đồng thời cũng hình thành vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, nằm gần vùng thính giác và thị giác.
༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:13

cau5: Cung phản xạ vận động:
-Trung ương thần kinh (TƯTK): nằm ở sườn sau của tủy sống
-Thần kinh ngoại biên (TKNB): từ TƯTK đến cơ quan chỉ có một nơron
Cung phản xạ sinh dưỡng:
-TƯTK: nằm ở sườn bên của tủy sống và trụ não
-TKNB: từ TƯTK đến cơ quan có 2 nơron và một hạch thần kinh ( từ trung ương đến hạch là nơron trước hạch; từ hạch đến các cơ quan là nổn sau hạch)

༺ℒữ༒ℬố༻
2 tháng 3 2018 lúc 21:15

cau6:Khác biệt cơ bản nhất của 2 phân hệ thần kinh này chính là tác dụng đối lập của chúng lên cùng 1 cơ quan trong cơ thể.

Thông thường, phân hệ giao cảm thường làm tăng hoạt động của cơ quan đó (ví dụ: tăng nhu động ruột), còn phân hệ đối giao cảm thì làm giảm (giảm nhu động ruột) Phân hệ giao cảm truyền tín hiệu qua dây thần kinh giao cảm, còn phân hệ đối giao cảm thì theo dây thần kinh đối giao cảm.

Trung khu của phân hệ giao cảm nằm ở sừng bên chất xám ( từ đốt 1 đến đốt 3) tủy sống, còn đối giao cảm ở não giữa, hành não và đốt tủy cùng.

Bộ phận ngoại biên phân hệ giao cảm gồm các dây thần kinh và hạch, hạch xa cơ quan gần trung tâm, sợi trước hạch ngắn , sợi sau hạch dài; Ngoại biên phân hệ đối giao cảm: Chất trắng: hình thành các dây thần kinh: hạch gần cơ quan và xa trung tâm; sợi trước hạch dài và sợi sau hạch ngắn.

Sự hoạt động đối lập mà thống nhất giữa 2 phân hệ này giúp điều hòa một cách nhịp nhàng các hoạt động sống sinh lý của cơ thể.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
Xem chi tiết
Ngô Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyệt Hà
Xem chi tiết
Tiến Phạm
Xem chi tiết
Nguyến Ngọc Nguyên
Xem chi tiết
KGP123
Xem chi tiết
Phạm Trí Tâm
Xem chi tiết
NGUYỄN ĐỨC QUÂN
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Hằng
Xem chi tiết