Bài 8. Thủy tức

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
anh nguyen

Cấu tạo của thủy tức,hình thức dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức?

help!

Lê Phương Mai
23 tháng 12 2021 lúc 14:30

Cấu tạo của thủy tức 

* Cấu tạo trong:

+ lớp ngoài: gồm tế bào gai, tế bào thàn kinh, tế bào sinh sản, tế bào mô bì cơ

+ lớp trong: tế bào mô cơ tiêu hóa

+ giữa hai lớp là tầng keo mỏng

+ lỗ miệng thông vs khoang tiêu hóa ở giữa ( đc gọi là ruột túi )

* Cấu tạo ngoài:

+ cơ thể hình thụ và dài

+  phần dưới là đế bám vào giá thể

+ phần trên là lỗ  miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra

+ cơ thể đối xứng tỏa tròn

Có 3 hình thức sinh sản:

-sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi

- sinh sản hữu tính bằng cách hình thành tế bài sinh dục đực và cái

- tái sinh

 

 

lạc lạc
23 tháng 12 2021 lúc 14:31

tk:

 

 Cơ thể hình trụ dài. Gồm 2 phần:

+ Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng tỏa ra.

+ Phần dưới gọi là đế, bám vào giá thể.

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

 

b. Di chuyển

 

* Di chuyển theo 2 cách:

- Di chuyển kiểu sâu đo.

 

- Di chuyển kiểu lộn đầu.

2. Cấu tạo trong

- Lớp ngoài gồm 4 loại tế bào:

+ Tế bào gai: Tế bào hình túi có gai cảm giác ở phía ngoài (1); có sợi rỗng dài, nhọn, xoắn lộn vào trong (2). Khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi.

+ Tế bào thần kinh: Tế bào hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong tỏa nhánh, liên kết nhau tạo mạng thần kinh hình lưới.

+ Tế bào sinh sản:

Tế bào trứng (3) hình thành từ tuyến hình cầu (5) ở thành cơ thể.

Tinh trùng (4) hình thành từ tuyến hình vú (ở con đực).

+ Tế bào mô bì – cơ:

Chiếm phần lớn lớp ngoài: phần ngoài che chở, phần trong liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.

- Lớp trong là tế bào mô cơ - tiêu hóa. Chiếm chủ yếu lớp trong: phần trong có hai roi và không bào tiêu hóa, làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn là chính. Phần ngoài liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều ngang.

- Giữa hai lớp là tầng keo mỏng.

- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi).

 

 

3. Dinh dưỡng

- Bắt mồi: khi đói thủy tức vươn dài đưa tua miệng có chứa các tế bào gai quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phải con mồi →\rightarrow→ tế bào gai ở tua miệng phóng ra →\rightarrow→ làm tê liệt con mồi →\rightarrow→ đưa vào bên trong cơ thể →\rightarrow→ được tiêu hóa ở khoang ruột nhờ các tế bào mô cơ – tiêu hóa.

 

- Lỗ miệng có vai trò vừa là nơi đưa thức ăn vào bên trong khoang ruột vừa là nơi thải chất thải ra khỏi cơ thể.

- Hô hấp: chưa có cơ quan hô hấp, sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thư
Xem chi tiết
Nam Khánh
Xem chi tiết
Trần Thiên Nhi
Xem chi tiết
Biết làm gì?
Xem chi tiết
Thu Huyen
Xem chi tiết
Huyền Chi
Xem chi tiết
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Ngô Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết