Bài 24. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1873

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bạn X giấu tên

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu về Đà Nẵng.

Huỳnh lê thảo vy
3 tháng 1 2019 lúc 19:33

Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam với khoảng cách gần như chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và điểm cuối của Hành lang Kinh tế Đông Tây trải dài từ Việt Nam, Lào, Thái Lan và Burma (Myanmar)

Thành phố có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa.

Dân số: 1.029.000 người (theo điều tra dân số 2015)

Giờ địa phương: UTC + 07:00

1. Đa dạng về cảnh quang thiên nhiên

Đà Nẵng là một thành phố biển với bãi biển dài hơn 60 km. Với bãi biển đẹp, trải dài thoai thoải và cát trắng miên man, Biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Ngụp lặn trong nước biếc, nô giỡn với những con sóng và tắm nắng trên bãi cát trắng mịn đủ để mang lại cho bất kỳ ai cảm giác thư giản sau những giờ làm việc. Không những vậy, có rất nhiều dịch vụ biển cho bạn trải nghiệm như canoing, dù kéo, lướt ván, chèo thuyền chuối, motor nước, lặn biển ngắm san hô.

Không chỉ trứ danh bởi những bãi biển đẹp, Đà Nẵng cũng mang nét hấp dẫn riêng biệt bởi vị thế tựa lưng vào dải Trường Sơn hùng vĩ, lại có bán đảo Sơn Trà vươn ra biển. Nhờ vậy, Đà Nẵng có con đèo Hải Vân được mệnh danh “Thiên hạ đệ nhất hùng quang” với cảnh quang nhìn ra biển vô cùng ngoạn mục và những khúc lượn hiểm trở. Từ ngày hầm đường bộ Hải Vân dài nhất Việt Nam được đưa vào sử dụng, xe cộ lưu thông Bắc Nam dễ dàng và an toàn hơn trước và đèo Hải Vân dần trở thành điểm đến của những người say mê thưởng ngoạn thiên nhiên hay cho những “cua rơ” muốn thử sức trên những con đèo dốc lượn.

Đà Nẵng còn có thương hiệu du lịch Bà Nà Hills. Được khám phá và xây dựng từ thời Pháp thuộc, khu du lịch Bà Nà ngày càng hấp dẫn du khách với hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới và khu vui chơi giải trí trong nhà lớn nhất Đông Nam Á – Fantasy Park (Sun World Danang Wonders).

Bà Nà nằm về phía Tây thành phố còn hướng về phía Đông Bắc, du khách tiếp tục khám phá bán đảo Sơn Trà – khu rừng giữa thành phố với hệ động thực vật phong phú, với những bãi tắm hoang sơ mấp mô ghềnh đá. Rồi ngược về Đông Nam lại là danh thắng Ngũ Hành Sơn, không chỉ chứa đựng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn có bề dày giá trị văn hóa và tôn giáo.

2. Môi trường sống thân thiện và sôi động
Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quang đẹp, Đà Nẵng còn là một thành phố đáng sống bởi sự trong lành và yên bình nơi đây. Từng liên tục giữ thứ hạng cao nhất nước về tốc độ phát triển kinh tế nhưng Đà Nẵng vẫn duy trì tốt an ninh trật tự, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và rất hiếm khi xảy ra tình trạng kẹt xe.

Đó là lí do mà du khách hoàn toàn thoải mái và yên tâm khi đi dạo khắp thành phố. Đến với Đà Nẵng, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản như mì Quảng, bánh tráng thịt heo, hải sản tươi sống ở hơn 150 nhà hàng cao cấp và đạt chuẩn.

trung-tam-thuong-mai-indochina-riverside

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang đưa các hoạt động giải trí vào du lịch: trải nghiệm cảm giác đêm Đà Nẵng trên phố du lịch Bạch Đằng, thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí sau 24h.

Đà Nẵng hiện có sân golf 18 lỗ đã đạt nhiều giải thưởng quốc tế sẵn sàng đáp ứng sở thích của những yêu golf.

Với mục tiêu trở thành thành phố sự kiện, Đà Nẵng đã xây dựng các sự kiện du lịch lớn, trong đó Cuộc thi Trình diễn Pháo hoa Quốc tế – nơi phô diễn những màn pháo hoa tuyệt đẹp đến từ các nước đã trở thành sản phẩm đặc trưng của Đà Nẵng. Vào tháng 5/2011, Đà Nẵng lần đầu triển khai Cuộc thi dù bay Quốc tế. Tiếp đến tháng 6 là sự kiện “Điểm hẹn mùa hè” thường niên, quy tụ những hoạt động giải trí biển, thỏa mãn kỳ nghỉ hè của du khách.

3. Dễ tiếp cận

Rất thuận lợi cho du khách đến với Đà Nẵng. Đà Nẵng có sân bay quốc tế với công suất 6 triệu khách/năm và hiện có nhiều đường bay trực tiếp quốc tế. Cảng nước sâu Tiên Sa là nơi thường xuyên tiếp nhận du thuyền cao cấp, đưa du khách đến với Đà Nẵng. Đà Nẵng còn là trạm dừng chính của các tuyến xe lửa và xe khách.

4. Thành tựu và định hướng

Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước đạt 3.229.476 lượt, tăng 33,2% so với cùng kỳ 2016, đạt 51,3% kế hoạch năm 2017; trong đó khách quốc tế ước đạt 1.222.398 lượt, tăng 72% so với cùng kỳ 2016, khách nội địa ước đạt 2.007.079 lượt, tăng 17,1% so với cùng kỳ 2016. Tổng thu du lịch ước đạt 2.007.079 lượt, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 51,3% kế hoạch năm 2017.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, lượng khách đường bộ Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng ước đạt 4.470 lượt khách; khách du lịch đường hàng không đến Đà Nẵng ước đạt 726.360 lượt khách, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2016 (năm 2016 đạt 325.140 lượt); đón 44 chuyến tàu du lịch cập cảng Tiên Sa, tổng lượt khách ước đạt 52.203 lượt khách, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo quy hoạch được phê duyệt, từ nay đến năm 2015, thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển theo 3 hướng chính:

Du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái, Du lịch văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề, Du lịch công vụ, mua sắm, hội nghị, hội thảo.

Kieu Diem
3 tháng 1 2019 lúc 20:21

Đà NẵngBiệt danhĐịa lýDiện tíchDân số (2017) Tổng cộng Thành thị Nông thôn Mật độDân tộcMúi giờHành chínhQuốc giaVùngQuận trung tâmThành lậpTên cũChính quyền Chủ tịch UBND Hội đồng nhân dân Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBMTTQ Bí thư Thành ủy Trụ sở UBNDĐại biểu quốc hộiPhân chia hành chínhMã hành chínhMã bưu chínhMã điện thoạiBiển số xeWebsite

Thành phố trực thuộc Trung ương
Logo-DaNang.png Biểu trưng
Da Nang Montage.jpg Bãi biển Mỹ Khê • Cáp treo Bà Nà • Ngũ Hành Sơn • Khách sạn Novotel Đà Nẵng • Cầu Sông Hàn
Thành phố của những cây cầu,
Thành phố bên sông Hàn,
Đà Thành
Tọa độ: 16°01′55″B 108°13′14″ĐTọa độ: 16°01′55″B 108°13′14″Đ
1.285 km²
1.064.100 người
932.400 người
131.700 người
828 người/km²
người Kinh (99,4%)
G (UTC+7)
[hiện] Vị trí Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Nam Trung Bộ
Quận Hải Châu
24 tháng 5 năm 1889[1]
Cửa Hàn, Kẻ Hàn, Turon, Tourane, Thái Phiên
Huỳnh Đức Thơ
49 đại biểu
Nguyễn Nho Trung
Đặng Thị Kim Liên
Trương Quang Nghĩa
Số 24, đường Trần Phú, phường Hải Châu I, quận Hải Châu
6
6 quận, 2 huyện
Chi tiết
VN-60
55xxx...
236
43
danang.gov.vn

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị, văn hóa, du lịch, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Đà Nẵng là thành phố quan trọng nhất miền Trung, đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam,[2] đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ.

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.[3] Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "Thành phố đáng sống" của Việt Nam.[4][5] Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào top 10 địa điểm tốt nhất để sống ở nước ngoài do Tạp chí du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.[6]

Mục lục 1Tên gọi 2Địa lý 2.1Vị trí 2.2Địa chất, địa hình 2.2.1Đồi núi, đồng bằng 2.2.2Hải đảo 2.3Khí hậu 2.4Thủy văn 2.5Môi trường 3Lịch sử 3.1Thời Sa Huỳnh và Chăm Pa 3.2Thời Đại Việt 3.3Thời nhà Nguyễn 3.4Thời Pháp thuộc 3.5Thời Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa 3.6Từ 1975 đến nay 3.6.1Tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng 3.6.2Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương 4Quy hoạch và kiến trúc đô thị 5Chính quyền và hành chính 5.1Chính quyền 5.2Đơn vị hành chính 6Kinh tế 6.1Cơ cấu kinh tế 6.1.1Công nghiệp 6.1.2Thương mại 6.1.3Tài chính - Ngân hàng 6.2Năng lực cạnh tranh 7Du lịch 8Giao thông 8.1Hệ thống cảng biển 8.2Đường không 8.3Đường sắt 8.4Đường bộ 8.5Giao thông đô thị 8.6Tên đường phố Đà Nẵng trước năm 1975 9Xã hội 9.1Dân cư 9.2Y tế 9.3Giáo dục - Đào tạo 9.3.1Các trường Đại học và phân viện tại Đà Nẵng 9.3.2Các trường Cao đẳng và Cao đẳng Nghề tại Đà Nẵng 10Đối ngoại 11Truyền thông 11.1Báo chí 11.2Hoạt động xuất bản 11.3Công nghệ thông tin 11.3.1Hạ tầng 11.3.2Chính quyền điện tử 12Văn hóa 12.1Các địa điểm văn hóa, giải trí 12.2Thể dục - thể thao 12.3Làng nghề 12.4Lễ hội 12.5Ẩm thực 12.6Một số bài hát về Đà Nẵng 13Thành phố kết nghĩa, bạn bè 14Một số nhân vật người Đà Nẵng nổi tiếng 14.1Chính trị 14.2Quân sự 14.3Thể thao 14.4Văn hóa 14.5Hoa hậu 15Xem thêm 16Ghi chú 17Tham khảo 17.1Chú thích 17.2Thư mục 18Đọc thêm 19Liên kết ngoài Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Địa danh Đà Nẵng (chữ Hán: 沱㶞 hoặc 陀㶞) được nói đến sớm nhất trong sách "Ô Châu cận lục" (烏州近錄, in lần đầu năm 1555) của Dương Văn An (楊文安), quyển 5, "Tự từ" (寺祠, nghĩa là "chùa và đền"), "Thần từ" (神祠, đền thờ thần), "Tùng Giang từ" (松江祠, đền Tùng Giang):

Nguyên văn Hán văn:

松江祠. 祠在思榮縣思客海門,並在廣南陀㶞海門。

Phiên âm Hán Việt:

Tùng Giang từ. Từ tại Tư Vinh huyện Tư Khách hải môn, tịnh tại Quảng Nam Đà Nẵng hải môn.

Dịch nghĩa:

Đền Tùng Giang. Đền ở cửa biển Tư Khách, huyện Tư Vinh, còn một đền nữa ở cửa biển Đà Nẵng, Quảng Nam.

"Đà Nẵng" trong "Ô Châu cận lục" không phải là một địa danh hành chính mà chỉ là tên gọi của một cửa biển.

Đà Nẵng là một tên dịch theo kiểu dịch âm kiêm dịch ý một phần, địa danh cần dịch đã được dịch bằng chữ Hán có âm đọc (âm Hán Việt) tương cận, ý nghĩa của chữ Hán dùng để dịch có liên quan nhất định với ý nghĩa của tên gọi được dịch. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng tên gọi Đà Nẵng xuất phát từ vị trí nằm ở cửa sông Hàn của thành phố. Đó là một biến dạng của từ Chăm cổ "Da nak", được dịch là "cửa sông lớn".[7][8]

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu về Chăm là Inrasara và Sakaya đã có những đề xuất khác. Inrasara (tức Phú Trạm, nhà thơ và nhà nghiên cứu văn hóa Chăm) cho rằng "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Đaknan. Đak có nghĩa là nước, nan hay nưn, tức Ianưng là rộng. Địa danh Đaknan hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông ở cửa sông Hàn. Còn nhà nghiên cứu Sakaya (tức Trương Văn Món) cho rằng "Đà Nẵng" có thể xuất phát từ nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, Đakdơng - Đà dơng, có nghĩa là con sông. Đanangtrong tiếng Chăm và Raglai cổ, cùng thuộc ngôn ngữ Malayo-Polynesia, có nghĩa là "nguồn". "Đà Nẵng" là "sông nguồn"[9]. Nhưng nếu chúng ta xét về phương diện ngôn ngữ Chăm hiện đại, thì trong ngôn ngữ Ê-đê, Gia Rai thuộc nhóm Chamic vẫn còn lưu giữ cách gọi từ cổ như Krông Năng hay Rơ Năng hay Da Năng. Hiện tại, ngay cả một tỉnh đông người Chăm ở Campuchia vẫn giữ cách gọi 1 bến sông của người Chăm là "Kam pong Ch'Năng" và trở thành tên một tỉnh của Campuchia Kampong Chhnang có đông người Chăm sau tỉnh Kampong Cham. Tất cả các biến thể của ngôn ngữ Chăm Pa từ "'Da Năng'" thành Ênang, Ch'nang, R'nang trong ngôn ngữ Chăm, Gia Rai, Ê đê, Raglai ngày nay đều mang nghĩa là bình yên, thanh bình. Kampong Danang tức là Bến sông thanh bình.

Bản đồ Annam được vẽ bởi Alexandre de Rhodes có địa danh "Cua han".

Người Trung Quốc gọi Đà Nẵng là Hiện Cảng, vốn được viết bằng chữ Hán là 蜆港, về sau được đổi thành 峴港. Thời xưa tàu thuyền Trung Quốc đi Đà Nẵng thường lấy hòn Sơn Chà làm mốc định vị phương hướng. Hòn Sơn Chà có hình dáng giống con hến nên người Trung Quốc đã gọi nơi đây là "Hiện Cảng" (蜆港), có nghĩa là "Bến Hến". Về sau một số người không hiểu rõ nguồn gốc của tên gọi này, thấy xung quanh Đà Nẵng có nhiều núi non bao bọc nên đã thay chữ "hiện" 蜆 có nghĩa là "con hến" bằng chữ "hiện" 峴 là từ dùng để chỉ núi nhỏ mà cao.

Một tên gọi khác được đặt cho Đà Nẵng là Cửa Hàn (dịch nghĩa "cửa của sông Hàn"). Theo tác giả Võ Văn Dật thì từ Hàn đã được Việt hóa từ cách đọc theo tiếng Hải Nam của địa danh "Hiện Cảng" 蜆港 là "Hành Càng" hay "Hàn Càng".[10]

Giáo sĩ Buzomi - đến Đà Nẵng năm 1615 - đã gọi nơi này là Porte de Kéan. Bản đồ châu Á do Sanson d'Abbeville vẽ năm 1652 ghi Đà Nẵng là Turaon. Giáo sĩ Christoforo Borri - đến Đà Nẵng năm 1618 - khi viết hồi ký về xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn thì đã gọi Đà Nẵng là Touron. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người từng lui tới Đà Nẵng nhiều lần và đã gọi nơi này là Turon; trong bản đồ của ông ghi là "Kean" ("Kẻ Hàn"; "kẻ" trong "kẻ chợ").[11]

Cho đến giữa thế kỷ XIX, địa danh "Đà Nẵng" vẫn còn là tên gọi của một vùng lãnh thổ gắn liền với một cửa biển, một vũng nước sâu, một "cửa quan" hay một "tấn sở".[12] Các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến cả Tự Đức nghiêng về ý nghĩa phòng thủ của nơi này hơn là phát triển Đà Nẵng thành một đô thị sầm uất.[13] Vì vậy mà thời kì này Đà Nẵng được gọi là một "tấn", tức là một vị trí trọng yếu phòng thủ.[14] Cho đến khi Pháp khai hỏa xâm chiếm thì Đà Nẵng vẫn chỉ là một vị trí, một địa bàn chiến lược về quân sự và chưa từng là một địa danh chỉ đơn vị hành chính.[14]

Bản đồ Tourane (Đà Nẵng) thời Pháp thuộc.

Từ năm 1888 cho đến hết thời Pháp thuộc, Tourane là tên chính thức của Đà Nẵng.[15] Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của từ Tourane. Thứ nhất đó là lối nói trại từ chữ Châu Ranh (chỉ ranh giới Việt Nam-Chiêm Thành). Ý kiến thứ hai cho rằng nó bắt nguồn từ một làng có tên là Thạc Gián bị viết lầm là Tu Gián. Ý kiến thứ ba giải thích rằng Tourane chỉ địa danh của một nơi vốn có một cái tháp (tour) trên cửa Hàn.[16]

Trong văn hóa dân gian, Vũng Thùng là một tên thông tục khác để đề cập đến Đà Nẵng.[17] Các nhà Nho nói chữ thì gọi là Trà U, Trà A, Trà Sơn hay Đồng Long Loan.[16]

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tourane đổi tên thành Thái Phiên - nhà yêu nước nổi tiếng của đất Quảng Nam đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Duy Tân năm 1916. Tuy nhiên vào ngày 9 tháng 10 năm 1945, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị giữ nguyên tên cũ của các đơn vị hành chính từ cấp kỳ, thành phố, tỉnh, huyện trong cả nước để tiện việc thông tin liên lạc và công văn giấy tờ. Thành phố trở lại tên gọi cũ Đà Nẵng.[18][19][Ghi chú 1]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn] Vị trí[sửa | sửa mã nguồn] Huyện đảo Hoàng Sa.

Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông.

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam và cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là Thành phố Huế 101 km về hướng Tây Bắc theo đường Quốc lộ 1A.[20] Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma.[21] Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Philipines) đều nằm trong khoảng 1.000–2.000 km.[22] Bốn điểm cực trên đất liền của thành phố Đà Nẵng là:

Cực Bắc là phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Cực Tây là xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Cực Nam là xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang. Cực Đông là phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.

Ngoài phần đất liền, vùng biển của thành phố gồm quần đảo Hoàng Sa (khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc và Đài Loan) nằm ở 15°45’ đến 17°15’ vĩ độ Bắc, 111° đến 113° kinh độ Đông, ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi; cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía Nam. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km². Tổng diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10 km², trong đó đảo Phú Lâm chiếm diện tích lớn nhất (nguồn Việt Nam: khoảng 1,5 km², nguồn Trung Quốc: 2,1 km²[23]). Hoàng Sa án ngự đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản, hải sản, có thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc biển Đông.[24] Bốn điểm cực của Quần đảo Hoàng Sa là:

Cực Bắc tại Bãi đá Bắc. Cực Nam tại Bãi ngầm Ốc Tai Voi. Cực Đông tại Bãi Gò Nổi Cực Tây tại Đảo Tri Tôn.[24] Địa chất, địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Đồi núi, đồng bằng[sửa | sửa mã nguồn]

Cảnh quan vùng núi Bà Nà.

Về mặt địa chất, Đà Nẵng nằm ở rìa của miền uốn nếp Paleozoi được biết đến với tên gọi Đới tạo núi Trường Sơn - nơi mà những biến dạng chính đã xảy ra trong kỷ Than đá sớm.[25] Cấu trúc địa chất khu vực Đà Nẵng gồm có năm đơn vị địa tầngchủ yếu, lần lượt từ dưới lên là: hệ tầng A Vương, hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm, hệ tầng Ngũ Hành Sơn và trầm tích Đệ Tứ. Trong đó các hệ tầng A Vương, Long Đại, Tân Lâm có thành phần thạch học chủ yếu là đá phiến và cát kết. Hệ tầng Ngũ Hành Sơn chủ yếu là đá vôi hoa hóa màu xám trắng. Trầm tích Đệ Tứ bao gồm các thành tạo sông, sông - biển, biển, biển - đầm lầy có tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen muộn, chủ yếu là cát, cuội, sỏi, cát pha, sét pha,...Vỏ Trái Đất tại lãnh thổ thành phố Đà Nẵng bị nhiều hệ thống đứt gãy theo phương gần á vĩ tuyến và phương kinh tuyến chia cắt, làm giảm tính liên tục của đá, giảm độ bền của chúng, nhất là tạo nên các đới nứt nẻ tăng cao độ chứa nước. Đây là hiểm họa trong khi xây dựng các công trình.[26]

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>40o), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố[27]. Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Đê địa hình đáy biển bị phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông). Khu vực cửa vịnh ra ngoài khơi địa hình nhìn chung là nghiêng thoải về phía đông bắc. Khoảng cách các đường đẳng sâu khá đều đặn[28].

Hải đảo[sửa | sửa mã nguồn]

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai cụm đảo chính là Cụm đảo Lưỡi Liềm ở phía tây và Cụm đảo An Vĩnh ở phía đông. Cụm đảo Lưỡi Liềm nằm về phía tây, có hình cánh cung hay lưỡi liềm, bao gồm các đảo là Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn cùng các mỏm đá, bãi ngầm. Cụm đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn của Quần đảo Hoàng Sa và cũng là các đảo san hô lớn nhất của biển Đông như đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam và cồn cát Tây.[29] Nhiều thực thể trong quần đảo biểu hiện dạng vành khuyên cổ của các rạn san hô vòng Thái Bình Dương, vốn dĩ là kết quả phát triển của san hô cộng với sự lún chìm của vỏ Trái Đất. Hình thái địa hình các đảo tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới có cấu tạo ba phần khác nhau đó là phần đảo nổi, hành lang bãi triều (thềm san hô) bao quanh đảo và sườn bờ ngầm dốc đứng. Đa số các đảo nổi có độ cao dưới 10 m.[30]

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

ThángTháng GiêngTháng HaiTháng BaTháng TưTháng NămTháng SáuTháng BảyTháng TámTháng ChínTháng MườiTháng Mười MộtTháng Mười HaiMùa

Khô & lạnh

Khô mát

Khô ấm

Khô & nóng

Khô ấm

Mưa bão, lũ lụt & ấm

Mưa bão, mát trời

Mưa, mát trời

Đà NẵngBiểu đồ khí hậu (giải thích)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
90 24 17 40 26 19 28 27 21 48 30 22 71 32 23 88 33 23 88 33 24 136 33 23 388 31 21 621 28 21 436 27 20 200 25 18
Trung bình tối đa và tối thiểu. Nhiệt độ tính theo °C
Tổng lượng giáng thủy tính theo mm
[hiện]Đổi ra hệ đo lường Anh

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan ở miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,8 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 2, 3, 4, trung bình 28–50 mm/tháng.[31] Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.038 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 214 đến 247 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 100 đến 130 giờ/tháng. Mỗi năm, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ một đến hai cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Năm 2006, Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của bão Xangsane - cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Đà Nẵng trong 100 năm qua, gây thiệt hại nặng nề cho thành phố.[31]

Thời gian nắng ở quần đảo Hoàng Sa dao động trong khoảng từ 2.300 đến 2.500 giờ/năm.[31][32] Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình ở vùng biển quần đảo là 22°-24 °C trong tháng 1, tăng dần và đạt cực đại trung bình 28.5°-29 °C trong tháng 6 và tháng 7. Chế độ gió vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Gió tây nam chiếm ưu thế vào mùa hè; gió đông bắc chiếm ưu thế trong mùa đông. Lượng mưa trung bình năm ở Hoàng Sa là khoảng 1.300-1.700 mm. Độ ẩm tương đối trung bình 80-85% và hầu như không biến động nhiều theo mùa.

[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Đà NẵngTháng123456789101112NămCao kỉ lục °C (°F)Trung bình cao °C (°F)Trung bình ngày, °C (°F)Trung bình thấp, °C (°F)Thấp kỉ lục, °C (°F)Giáng thủy mm (inch)% độ ẩmSố ngày giáng thủy TBSố giờ nắng trung bình hàng tháng

32.8 36.8 37.2 41.1 39.4 40.0 38.3 39.0 37.8 36.1 35.0 32.8 41,1
25.1 26.1 28.5 31.0 33.1 34.2 34.4 33.9 31.6 29.3 27.1 24.9 29,9
21.5 22.3 24.2 26.4 28.3 29.2 29.3 29.0 27.5 25.9 24.1 22.1 25,8
19.1 20.0 21.5 23.5 24.9 25.6 25.4 25.4 24.3 23.3 21.8 19.7 22,9
8.9 7.8 11.1 7.8 18.9 20.0 17.8 21.4 20.9 12.2 7.2 11.1 7,2
85
(3.35)
25
(0.98)
20
(0.79)
35
(1.38)
84
(3.31)
90
(3.54)
87
(3.43)
117
(4.61)
312
(12.28)
650
(25.59)
432
(17.01)
216
(8.5)
2.151
(84,69)
84.2 83.9 83.5 82.6 79.5 76.5 75.3 77.2 81.9 84.5 84.8 85.5 81,6
11.6 6.3 4.1 5.4 9.8 8.7 9.2 11.0 14.4 20.1 20.5 18.3 139,4
139 145 188 209 246 239 253 218 176 145 120 103 2.182
Nguồn #1: Vietnam Institute for Building Science and Technology[33]
Nguồn #2: Deutscher Wetterdienst[34]
Thủy văn[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía tây, tây bắc và tỉnh Quảng Nam. Có hai sông chính là sông Hàn với chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180 km² và sông Cu Đê với chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km². Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông khác: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc,... Các sông đều có hai mùa: mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 8 và mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12.[35] Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản.[36]

Nước ngầm của vùng Đà Nẵng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nước ngầm tệp đá vôi Hòa Hải – Hòa Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 50–60 m; khu Khánh Hòa có nguồn nước ở độ sâu 30–90 m; các khu khác đang được thăm dò. Đầu năm 2013, do các công trình thủy điện đầu nguồn tích nước không xả nước về vùng đồng bằng, vùng xuôi khiến cho người dân Đà Nẵng phải đối mặt với việc thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng.[37] Bên cạnh đó thành phố cũng phải đối phó với tình trạng nguồn nước bị nhiễm mặn hàng năm.[38]

Vùng biển Đà Nẵng có chế độ thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nước lên và hai lần nước xuống, độ lớn triều tại Đà Nẵng khoảng trên dưới 1 m. Dòng chảy ở vùng biển gần bờ có hướng chủ đạo là hướng đông nam với tốc độ trung bình khoảng 20–25 cm/s. Khu vực gần bờ có tốc độ lớn hơn so với khu vực ngoài khơi một chút.[28]

Môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình mở rộng không gian đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên đất và sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, du lịch của địa phương đã gây nên những tác động đến môi trường không khí, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của thành phố. Năm 2010, tổng lượng nước thải công nghiệp khoảng 6.835 m³/ngày. Các dự án lấn biển như Khu Đô thị Đa Phước, Khu Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang, Khu Dịch vụ Hậu cần Cảng Đà Nẵng,... có nguy cơ tác động đến môi trường, hệ sinh thái vùng bờ Đà Nẵng. Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy diện tích san hô khu vực ven biển Đà Nẵng không có khả năng phục hồi là 81%.[39] Năm 2012, Khu Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang là điểm nóng nhất về ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.[40] Chất lượng nước ở các con sông cũng có vấn đề, đặc biệt là vùng hạ lưu, các sông đều bị ô nhiễm bởi một lượng khá lớn coliform, BOD5, COD và các chất khác. Trong nội ô thành phố Đà Nẵng, lượng bụi, lưu huỳnh điôxit, tiếng ồn, hóa chất độc hại đều vượt tiêu chuẩn cho phép.[41]

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường, vào tháng 10 năm 2008, thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt đề án "Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường". Đề án được xây dựng trên tiêu chí đến năm 2020, các yêu cầu về chất lượng môi trường đất, chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí trên toàn thành phố được đảm bảo, tạo sự an toàn về sức khoẻ và môi trường cho người dân, các nhà đầu tư, cho du khách trong và ngoài nước khi đến với Đà Nẵng.[42]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Đà Nẵng

Dân số Đà Nẵng[cần dẫn nguồn]NămDân số

1500 2.500
1600 5.000
1700 10.000
1800 12.500
1900 30.000
Thời Sa Huỳnh và Chăm Pa[sửa | sửa mã nguồn]

Đà Nẵng nằm trong vùng đất xứ Quảng, nơi các cư dân cổ thuộc Văn hóa Sa Huỳnh đã định cư từ hàng nghìn năm trước. Đồng bằng xứ Quảng đã dựng lên một nền văn minh lúa nước và dâu tằm nổi tiếng. Người Sa Huỳnh không chỉ là những cư dân nông nghiệp mà còn đi biển và có hoạt động giao thương bằng đường biển khá phát triển. Tại di tích Vườn Đình Khuê Bắc (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn), các nhà khảo cổ học đã phát hiện và khai quật được những vết tích liên quan đến nơi ở và nơi chôn cất của cư dân thuộc thời kỳ Tiền Sa Huỳnh, cách đây khoảng 3.000 năm và một số hiện vật ở những lớp đất phía trên thuộc thời kỳ Chăm Pa sớm, cách đây gần 2.000 năm.[43][44]

Khi nhà nước Chăm Pa ra đời, vùng đất Đà Nẵng thuộc về tiểu quốc Amaravati. Tại tiểu quốc này đã có ít nhất hai vương triều là Lâm Ấp và Indrapura tồn tại. Những dấu tích của thời kỳ Chăm Pa còn biểu hiện khá đậm nét qua các di tích từ miếu thờ tín ngưỡng ở Đình Dương Lâm (xã Hòa Phong) chỉ thờ ngẫu tượng Linga - Yony quy mô nhỏ bé đến các phế tích có quy mô lớn như lũy đất Thành Lồi, phế tích của các tháp Chăm như Tháp Quá Giáng, Tháp Xuân Dương và Tháp Phong Lệ. Trên địa bàn chùa ở Ngũ Hành Sơn còn lưu giữ một số hiện vật Chăm Pa như bệ thờ, mảnh bệ thờ, mảnh góc bệ thờ được khắc tạc với các đề tài như tượng, voi, sư tử, Drappla, hoa dây uốn xoắn,... thuộc phong cách nghệ thuật Đồng Dương thế kỷ IX. Ngoài ra còn có các giếng cổ Chăm Pa phân bố rải rác ở nhiều địa phương.[45][46] Cuộc khai quật di tích Chăm ở làng Phong Lệ (quận Cẩm Lệ) năm 2012 với việc phát hiện nền tháp Chăm có kích thước lớn nhất từ trước đến nay đã đưa đến giả thuyết: "rất có thể hơn 1.000 năm trước, vùng đất này là một trung tâm kinh tế, đô thị sầm uất hoặc là nơi giao thương qua lại".[47][48]

Thời Đại Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nửa sau của thế kỷ thứ X, các vua của vương triều Indrapura đã xung đột với Đại Việt.[49] Năm 982, ba sứ thần mà Lê Hoàn (người sáng lập ra nhà Tiền Lê) gửi đến Chăm Pa đã bị bắt giữ. Lê Hoàn đã quyết định mở một cuộc tấn công vào vương quốc Indrapura và giết chết vua Chăm Parameshvaravarman I. Như một kết cục của sự thất bại, người Chăm cuối cùng đã bỏ rơi Indrapura vào khoảng năm 1000.[50]

Vào năm 1306, thông qua cuộc hôn nhân của Vua Jayasimhavarman III (Chế Mân) với Công chúa Huyền Trân bằng việc nhượng hai châu Ô, Lý cho nhà Trần, thì các làng xóm của người Việt bắt đầu được hình thành. Tháng Giêng năm Đinh Mùi (1307), Vua Trần Anh Tông sai đổi tên châu Ô và châu Lý thành châu Thuận và châu Hóa.[51] Đà Nẵng từ đây là phần đất thuộc châu Hóa[52], và từ sau 1446 thì Đà Nẵng thuộc địa phận của huyện Điện Bàn, phủ Triệu Phong, thừa tuyên Thuận Hóa.[52] Sau khi sáp nhập vào Đại Việt, vùng Đà Nẵng trở vào vẫn là miền biên viễn, luôn bị quấy nhiễu và cướp phá. Vào năm 1470, Lê Thánh Tông đánh bại quân Chiêm Thành và mở rộng biên giới Đại Việt đến mũi Nạy(giữa Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay) thì vùng đất này mới được bình ổn và bắt đầu có những cuộc khai phá mở mang. Những cư dân Việt đến sinh sống ở vùng này đã tiếp nhận và cải biến những yếu tố của văn hóa Chăm Pa để hòa nhập vào văn hóa Việt.[53]

Bức họa Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ của Chaya Shinroku, có thuyết cho rằng hình ảnh cửa biển trong hình chính là cửa Đà Nẵng[54].

Thời các Chúa Nguyễn, vùng đất này đã được khai phá và trở nên trù phú thịnh vượng; các thương nhân cùng tàu thuyền nước ngoài thường xuyên ra vào mua bán, trao đổi hàng hóa.[55] Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía nam thì Đà Nẵng nằm ở vị trí tiền cảng với vai trò trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển; những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu có thể ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.[56]

Thời kỳ các Chúa Nguyễn cũng đánh dấu sự thành lập của Hải đội Hoàng Sa với nhiệm vụ ra đóng ở Quần đảo Hoàng Sa, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hóa vật do lấy được từ những tàu đắm đem về nộp cho triều đình.[57][58] Quá trình hoạt động của Hải đội Hoàng Sa cũng là quá trình xác lập và thực thi chủ quyền Việt Nam trên Quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa) kéo dài từ đầu thế kỷ XVII.[59]

Đà Nẵng trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh và thời Tây Sơn trở thành vùng tranh chấp dữ dội và đã chứng kiến những trận đánh quyết liệt của quan quân nhà Nguyễn trong cuộc tấn công vào cửa Đà Nẵng và Đại Chiêm. Năm 1797, quân Nguyễn Ánh đem đại binh tiến đánh Đà Nẵng.[60]

Thời nhà Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn] Cửa biển Đà Nẵng và Quần đảo Hoàng Sa thể hiện trên "Đại Nam nhất thống toàn đồ"(1834). Bản đồ Đà Nẵng năm 1859.

Với vị trí chiến lược quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an nguy của kinh đô Phú Xuân, Đà Nẵng là một quân cảng và một thương cảng quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Ngay sau khi thành lập, vương triều Nguyễn đã chú trọng xây dựng tại đây một hệ thống quản lý và phòng thủ cảng biển đặc biệt. Năm 1813, triều đình sai Nguyễn Văn Thành lập pháo đài Điện Hải và đồn An Hải nằm hai bên tả hữu sông Hàn để quan sát ngoài biển và phòng thủ Đà Nẵng.[61] Trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Nam được chuyển từ Dinh Chiêm (gần Hội An) ra đại đồn La Qua (Vĩnh Điện).[62] Đặc biệt, Gia Long quy định việc đón tiếp các đoàn sứ ngoại quốc đến quan hệ với vương triều nhất định phải vào cửa biển Đà Nẵng mà không được cập bến tại bất kỳ một cửa biển nào khác.[63]

Năm 1835, khi Vua Minh Mạng có dụ: "...tàu Tây đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được vào, phép nước rất nghiêm, chẳng nên làm trái... Từ nay về sau, người Tàu phải đi tàu buôn nước Tàu, mới cho vào cửa biển, người Tây phải đi tàu nước Tây vào cửa Hàn thông thương, không được ghé vào các cửa biển khác..."[64] thì Đà Nẵng trở thành hải cảng chính thức và duy nhất thực thi chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các nước đến quan hệ qua đường biển. Vua Thiệu Trị cũng đặc biệt quan tâm đến việc an ninh cảng biển tại Đà Nẵng và đưa ra những quy định chặt chẽ quản lý người phương Tây đến buôn bán tại đây.[63]

Nhà Nguyễn tiếp tục thực thi nhiều chính sách khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1816, Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thủy trình.[65] Năm 1835, Vua Minh Mạng cho xây miếu, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa được trao nhiều nhiệm vụ: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ quần đảo. Hải đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương.

Ngay từ giai đoạn 1843-1857 thì mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp đã trở nên nóng bỏng.[66] Tháng 3 năm 1847, Augustin de Lapierre chỉ huy tàu Gloire cập bến Đà Nẵng, trình thư cho nhà Nguyễn nhưng bị từ chối. Sang ngày 15 tháng 4 năm 1847, tàu Pháp đụng độ với bốn tàu của triều đình Huế[67] và đánh tan quân triều đình chỉ sau hai giờ giao tranh.[68] Giữa tháng 9 năm 1856, tàu Catinat do Lelieur chỉ huy ghé Đà Nẵng, trình quốc thư nhưng tiếp tục bị nhà Nguyễn từ chối. Ngày 28 tháng 9, phía Pháp cho tàu Catinat nã súng vào các pháo đài bảo vệ Đà Nẵng và cho quân đổ bộ đóng đinh vô hiệu hóa nhiều khẩu thần công của Việt Nam.[69] Tính chung suốt từ 1843 đến 1857, Pháp đã sáu lần gửi chiến hạm đến Đà Nẵng.[70]

Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn] Quân Pháp tấn công Đà Nẵng, 1858. Bản đồ thành phố Đà Nẵng (Tourane) năm 1908 (trừ bán đảo Sơn Trà không được thể hiện trong bản đồ).

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng.[71]Ngày 25 tháng 8 năm 1883, triều đình Huế buộc phải ký với Pháp Hiệp ước Harmand. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa ở đây.[72].

Ngày 17 tháng 8 năm 1888, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập ba thành phố ở Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng.[73] Ngày 3 tháng 10 năm 1888, Vua Đồng Khánh buộc phải ký một đạo dụ gồm 3 khoản quy định rõ "...Đà Nẵng được chính phủ Đại Nam kiến lập thành nhượng địa Phápvà nhượng trọn quyền cho chính phủ Pháp, và chính phủ Đại Nam từ bỏ mọi quyền hành trên lãnh thổ đó". Theo phụ đính của đạo dụ này, năm xã của huyện Hòa Vang gồm Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây nằm bên tả ngạn sông Hàn được cắt giao cho Pháp để lập "nhượng địa" Tourane với diện tích 10.000 ha.[74] Ngày 24 tháng 5 năm 1889, Toàn quyền Đông Dương Étienne Richaud ra nghị định thành lập thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam.[1] Đà Nẵng là thành phố loại 2, tương tự như thành phố Chợ Lớn thành lập trước đó.[75] Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế[76]. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý do Khâm sứ đề nghị và Toàn quyền bổ nhiệm.[75] Ngày 15 tháng 1 năm 1901, dưới sức ép của Pháp, Vua Thành Thái buộc phải ký một đạo dụ nới rộng nhượng địa Đà Nẵng thêm 14 xã, cụ thể là thêm 8 xã thuộc huyện Hòa Vang bên tả ngạn sông Hàn và 6 xã thuộc huyện Diên Phước bên hữu ngạn sông Hàn.[77] Ngày 19 tháng 9 năm 1905, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách Đà Nẵng khỏi tỉnh Quảng Nam để trở thành một đơn vị hành chính độc lập gồm 19 xã.[78] Như vậy vào đầu thế kỷ XX, thành phố Tourane/Đà Nẵng đã vươn về phía tây và tây bắc, còn phía đông thì đã vượt sang hữu ngạn sông Hàn chiếm trọn bán đảo Sơn Trà.[72][77][Ghi chú 2]

Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ được hình thành và phát triển; cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng.[76] Cảng Đà Nẵng đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động từ giai đoạn 1933-1935. Sân bay dân dụng cũng được nhà cầm quyền sớm xây dựng vào năm 1926.[79] Hầu hết các công ty lớn nhất hoạt động ở Đông Dương đều hiện diện ở Đà Nẵng.[80] Dân số thành phố tăng lên nhanh chóng; năm 1936, Đà Nẵng có 25.000 người; năm 1945 có khoảng 30.000 người.[81]

Trong thời gian này, người Pháp vẫn tiếp tục quản lý Quần đảo Hoàng Sa. Ngày 8 tháng 3 năm 1925, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố Quần đảo Hoàng Sa (và Quần đảo Trường Sa) là lãnh thổ của Pháp.[82] Từ năm 1925, Viện Hải dương học và Nghề cá Nha Trang đã thực hiện các cuộc khảo sát ở Hoàng Sa. Năm 1938, Pháp bắt đầu phái các đơn vị bảo an tới các đảo và tiến hành dựng bia chủ quyền, hải đăng, trạm vô tuyến, trạm khí tượng trên đảo Hoàng Sa cùng một trạm khí tượng nữa trên đảo Phú Lâm.[83] Ngày 15 tháng 6 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié thành lập đại lý hành chính ở Quần đảo Hoàng Sa.[84] Tháng 6 năm 1938, một đơn vị lính bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú Hoàng Sa.[83]

Thời Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số Đà NẵngNămDân số

1900 30.000
1954 50.000
1964 150.000
1967 228.674[85]
1972 457.979[86]
1975 500.000

Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính phủ Quốc gia Việt Nam dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại. Từ tháng 10 năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệmtiến hành phân chia lại địa giới hành chính. Lúc này, Đà Nẵng trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến ngày 31 tháng 7 năm 1962, tỉnh Quảng Nam được tách thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín. Đà Nẵng trực thuộc trung ương.[87] Vào những năm 1954-1955, dân số Đà Nẵng có khoảng hơn 50.000 người.[87]

Trong khi đó cuộc Chiến tranh Việt Nam ngày càng gia tăng. Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Sân bay Đà Nẵng được coi là một trong những sân bay "tấp nập" nhất trong chiến tranh[88]. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng phục vụ cho mục đích quân sự như sân bay, cảng, kho bãi, cơ sở thông tin liên lạc...[56]

Năm 1973, khi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho phân chia lại địa giới hành chính Đà Nẵng, giữ nguyên 3 quận như cũ, chỉ sáp nhập 28 khu phố bên dưới cấp quận thành 19 phường. Thị xã Đà Nẵng được đặt dưới quyền điều hành của Hội đồng thị xã gồm 12 ủy viên và do một Thị trưởng đứng đầu.[89] Do chính sách đô thị hoá, dân số Đà Nẵng ngày càng tăng nhanh. Dân số thành phố từ mức 148.599 người vào năm 1964 tăng lên tới gần 500.000 người vào năm 1975.

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Đà Nẵng là đô thị lớn thứ hai miền Nam.[90] Tính đến trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cảng Đà Nẵng là nơi cung cấp hàng hóa cho cả vùng I chiến thuật, đồng thời là trung tâm tiếp tế cho gần 3 triệu dân miền Nam.[91] Toàn thị xã khi đó có hàng chục công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Người dân Đà Nẵng chủ yếu sống bằng nghề buôn bán.[92]

Sau Hiệp định Genève, Quần đảo Hoàng Sa được giao cho chính quyền Quốc gia Việt Nam quản lý. Ngày 13 tháng 7 năm 1961, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh 174-NV quy thuộc quần đảo này vào tỉnh Quảng Nam và thiết lập tại đó một đơn vị hành chính lấy tên là Xã Định Hải thuộc Quận Hòa Vang.[93] Sau khi đã kiểm soát được nhóm đảo An Vĩnh từ trước, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 khi quân đội của họ tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm nhóm đảo Lưỡi Liềm ở phía tây.[94]

Từ 1975 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hòa bình lập lại, Đà Nẵng là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, gồm 28 phường: An Hải Bắc, An Hải Đông, An Hải Tây, An Khê, Bắc Mỹ An, Bình Hiên, Bình Thuận, Chính Gián, Hải Châu I, Hải Châu II, Hòa Cường, Hòa Thuận, Khuê Trung, Mân Thái, Nại Hiên Đông, Nam Dương, Phước Mỹ, Phước Ninh, Tam Thuận, Tân Chính, Thạc Gián, Thạch Thang, Thanh Bình, Thanh Lộc Đán, Thọ Quang, Thuận Phước, Vĩnh Trung, Xuân Hà. Ngày 5 tháng 5 năm 1990, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 2.

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. Trên thực tế thì quần đảo Hoàng Sa đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc và Ủy ban Nhân dân huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng. Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương[95]. Ngày 23 tháng 1 năm 1997, 5 quận Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê được thành lập[96]. Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1[97] cùng với Hải Phòng. Năm 2005, một phần huyện Hòa Vang (các xã Hòa Thọ, Hòa Phát và Hòa Xuân) và quận Hải Châu (phường Khuê Trung) được tách ra và thành lập nên quận mới là quận Cẩm Lệ[98].

Để chuẩn bị cho một cuộc bứt phá của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, những năm qua, Đà Nẵng đã nỗ lực cải thiện hình ảnh và vị thế của mình. Từ năm 2001, thành phố đề ra kế hoạch thực hiện chương trình "Thành phố 5 không": không hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng và không có cướp của, giết người.[99] Sau kết quả ban đầu của chương trình "Thành phố 5 không", Đà Nẵng lại tiếp tục với chương trình "3 có" - có nhà ở, có việc làm và có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.[100] Các chương trình này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đã tạo thành mục tiêu để chính quyền thành phố phấn đầu và tạo được niềm tin đối với người dân. Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng luôn đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn bình quân chung của Việt Nam. GRDP bình quân đầu người năm 2015 là 2.908 đô la Mỹ gần gấp đôi so với 2010[101], trong khi trung bình cả nước là 2.109 đô la Mỹ.

Với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã liên tục đưa ra những tuyên bố khẳng định chủ quyền của mình đối với Quần đảo Hoàng Sa. Năm 1994, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.[102] Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội Việt Nam tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và sáp nhập vào thành phố Đà Nẵng. Huyện Hoàng Sa được xác định có diện tích 305 km², với địa giới bao gồm một quần đảo có tên gọi là Quần đảo Hoàng Sa nằm cách đất liền khoảng 170 hải lý (315 km). Cuối tháng 6 năm 2012, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam. Điều 1 đã khẳng định lại tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.[103] Ngày 4 tháng 7 năm 2012, kỳ họp thứ 4 Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa VIII nhiệm kỳ 2011-2016 đã thông qua Nghị quyết phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa.[104].

Quy hoạch và kiến trúc đô thị[sửa | sửa mã nguồn] Cầu Rồng bắc qua sông Hàn

Đà Nẵng khi mới hình thành theo quy hoạch của người Pháp được chia thành hai khu vực rõ rệt. Khu người Pháp (quartier français) nằm ở trung tâm thành phố, chiều dọc từ đầu Quai Coubert (nay là đường Bạch Đằng) đến ngã ba Quai Coubert – Đồng Khánh (nay là Hùng Vương), chiều ngang đến đường Marc Pourpre (Lê Lợi). Khu bản xứ (quartier indigène) là nơi người Việt sinh sống gồm phần lớn diện tích còn lại của thành phố.[105] Nếu như khu người Pháp có đại lộ tráng nhựa và đường dành cho đi dạo rợp bóng cây thì khu người bản xứ lại là một khu chen lẫn giữa nhà cửa lụp xụp và nhà khá giả, đường nhựa và đường rải đá, đường đất.[106] Quai Courbet giữ vai trò là đường xương sống của Tourane thời Pháp thuộc, chạy từ bắc xuống nam dọc theo tả ngạn sông Hàn. Dọc theo đường này có nhiều công trình kiến trúc từ thời Pháp thuộc, cũng là điểm xuất phát để từ đó người Pháp mở rộng thành phố về hướng tây và hình thành những đường phố có khoảng cách gần như đều nhau[107]. Tuy nhiên, Pháp chỉ chú ý đầu tư xây dựng bên tả ngạn.[108][Ghi chú 3]

Sau năm 1975, thành phố đã đầu tư cho quy hoạch đôi bờ sông Hàn với những công viên, đường đi dạo dọc hai bờ sông, nhiều cây cầu tiếp nhau nối liền hai bờ đông tây. Sông Hàn trở thành "chiếc ban công" thể hiện bộ mặt đô thị Đà Nẵng. Các dự án bất động sản hàng trăm triệu đô la Mỹ được đầu tư xây dựng hai bên sông Hàn, đặc biệt trong khu vực trung tâm với các công trình quy mô rất lớn tạo điểm nhấn cho thành phố.[109] Khách sạn Novotel Sông Hàn cao 155m, đã từng là tòa nhà cao nhất miền Trung Việt Nam. Cầu Rồng với hệ thống phun nước, phun lửa được xem là con rồng thép lớn nhất thế giới.[110] Không gian đô thị Đà nẵng cũng được quy hoạch theo hướng hướng ra sông, ra biển để tạo không gian tốt cho kinh tế phát triển. Thành phố đã phát triển nhanh các đô thị mới quy mô 500 - 1.000 ha, hình thành các khu công nghiệp thân thiện môi trường và triển khai nhiều dự án bất động sản.[111]

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2357/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu phát triển Đà Nẵng thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại; tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững. Theo đồ án quy hoạch chung đến năm 2030, đồ án xác định đến năm 2030 dân số Đà Nẵng là 2,5 triệu người. Diện tích đất xây dựng đô thị sẽ phát triển tương ứng là 37.500 ha. Như vậy, so với hiện nay thì dân số và diện tích đất xây dựng đô thị sẽ tăng hơn 2,5 lần.[112] Trong định hướng phát triển, thành phố Đà Nẵng sẽ mở rộng về các hướng tây bắc, nam và đông nam.[113] Thành phố đặc biệt chú trọng đến việc quy hoạch trên nền tảng không gian xanh, thân thiện với môi trường. Cơ sở hạ tầng giao thông ngầm với các bãi đỗ xe ngầm và tàu điện ngầm cũng nằm trong mục tiêu quy hoạch của thành phố.[114]

Chính quyền và hành chính[sửa | sửa mã nguồn] Chính quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, được xếp vào đô thị loại I, thỏa mãn các tiêu chí như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành (năm 2013) tối thiểu đạt 87,3% so với tổng số lao động, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, cao nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương[115].

Cũng như các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng là cơ quan quyền lực nhà nước ở thành phố do người dân thành phố trực tiếp bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm. Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa IX nhiệm kỳ 2016–2021 gồm 49 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất của HĐND thành phố ngày 16/06/2016 đã bầu ra Thường trực HĐND gồm 7 người và bầu ra Chủ tịch HĐND, thường đồng thời là Bí thư Thành ủy thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố hiện tại là ông Nguyễn Nho Trung.

Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, do HĐND bầu ra và là cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ Việt Nam và các nghị quyết của HĐND thành phố. UBND Thành phố nhiệm kỳ khóa IX (2016-2021) được HĐND Thành phố bầu ra Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch. Chủ tịch UBND thành phố đương nhiệm là ông Huỳnh Đức Thơ.

Về phía Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng (hay thường gọi là Thành ủy Đà Nẵng) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ thành phố giữa hai kỳ Đại hội Đảng bộ. Thành ủy Thành phố Đà Nẵng khóa XXI nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 52 ủy viên chính thức, bầu ra Thường vụ Thành ủy gồm 15 thành viên. Đứng đầu Đảng ủy Thành phố là Bí thư Thành ủy do chính Thành ủy thành phố bầu ra hoặc do Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phân công và chỉ định, là một Ủy viên Trung ương Đảng. Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng hiện tại là ông Trương Quang Nghĩa.

Trường Chính trị Tp. Đà Nẵng

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố nhiệm kỳ X (2014 - 2019) gồm 90 ủy viên[116], bầu ra Ban thường trực UBMTTQ Thành phố gồm 13 người[117]. Chủ tịch UBMTTQ đương nhiệm là bà Đặng Thị Kim Liên, Ủy viên Thường vụ Thành ủy thành phố, Bí thư Đảng đoàn.

Đơn vị hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính, gồm 6 quận và 2 huyện (trong đó huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) với tổng diện tích là 1285,4 km². Có 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 45 phường và 11 xã[118]. Ngoại trừ quận Cẩm Lệ, năm quận còn lại của thành phố đều giáp biển. Dự kiến thành phố sắp thành lập thêm hai quận mới trên cơ sở chia tách huyện Hòa Vang thành quận Hòa Vang và quận Bắc Hòa Vang[119]; sáp nhập một số phường của quận Sơn Trà trên đất liền với huyện đảo Hoàng Sa.

Ðơn vị hành chính cấp HuyệnQuận
Cẩm LệQuận
Hải ChâuQuận
Liên ChiểuQuận
Ngũ Hành SơnQuận
Sơn TràQuận
Thanh KhêHuyện
Hòa VangHuyện
Hoàng SaDiện tích (km²)Dân số (người)Mật độ dân số (người/km²)Số đơn vị hành chínhNăm thành lập

36 23 75 40 60 9.5 707,07 305
143.632 221.324 170.153 115.872 173.455 205.341 185.223 0
3990 9623 2309 2897 2891 21.615 262 0
6 phường 13 phường 5 phường 4 phường 7 phường 10 phường 11 xã 0 xã
2005 1997 1997 1997 1997 1997 1997 1997
Số liệu năm 2018, chưa tính cư dân không đăng kí cư trú
Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn] Cơ cấu kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Sau ngày chiến tranh Việt Nam chấm dứt, cơ sở hạ tầng của Đà Nẵng còn lại gần như nguyên vẹn nhưng quy mô ngành công nghiệp vẫn nhỏ bé, đồng thời đất đai ven thành phố bị bỏ hoang.[120] Trải qua kế hoạch năm năm 1976-1980, thành phố đạt được một số thành tựu như công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 14,7%/năm, tổ chức khai hoang được 700 ha đất,...[121] Tổng kết kế hoạch năm năm 1981-1985 kế tiếp, sản lượng công nghiệp thành phố trong năm 1985 tăng 47% so với năm 1982; số thu ngân sách năm 1985 gấp 5,3 lần so với năm 1983.[122] Tuy vậy, giai đoạn 1986-1990 chứng kiến khó khăn chung của cả nền kinh tế, trong đó có kinh tế Đà Nẵng. Giá trị sản xuất công nghiệp bị sụt giảm, năm 1990 chỉ bằng 95,5% so với năm 1985; một số cơ sở phải dừng hoạt động hoặc giải thể; số lượng xí nghiệp quốc doanh sụt giảm từ 64 xuống còn 59.[123] Từ sau năm 1991, kinh tế thành phố dần đi vào ổn định và tăng trưởng. Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991-1998 là 15,6%/năm, cao hơn trung bình của cả nước.[123] Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, GDP bình quân giai đoạn 1997-8/2000 tăng 9,66%/năm;[124] tỉ lệ đói nghèo giảm từ 8,79% của năm 1997 xuống còn hơn 2% vào năm 2000.[125] Năm 2003, Đà Nẵng chiếm 1,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn Việt Nam, tăng so với mức 1,31% của năm 1996 (năm cuối cùng còn thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng).[126] Cũng trong năm này, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố đạt 4.822,3 tỷ đồng Việt Nam, tăng 1,86 lần so với năm 1997 (giá so sánh 1994).[126] Từ năm 2015-2020, Đà Nẵng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,5 - 7%/năm[127]. Tổng sản phẩm nội địa theo giá hiện hành (GRDP) trên địa bàn năm 2018 là 93.663 tỷ đồng.[128]

Lực lượng lao động của thành phố năm 2005 là 386.487 người đến năm 2010 đã tăng lên 462.980 người, chiếm 49,14% dân số. Đây là nguồn cung đảm bảo cho nền kinh tế phát triển, nhất là chất lượng lao động ngày một tăng; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 37% năm 2005 tăng lên 50% năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 25,5% năm 2005 lên 37% năm 2010.[129] GDP của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỷ đồng đến năm 2018 đạt 93.663 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2011[130]. GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 3.677 USD, tương đương 82,8 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2018 ước đạt hơn 39.000 tỷ đồng. Sau 15 năm luôn vượt chỉ tiêu thu ngân sách thì vào năm 2012, Đà Nẵng hụt thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng[131][132] và đang phục hồi trở lại. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2018 là hơn 19.254 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất đạt trên 3.689,6 tỷ đồng, bằng 147,6% dự toán và tăng 24,5%; thu các khoản thuế, phí đạt trên 15.564,3 tỷ đồng.[133][134]

Đà Nẵng có nền kinh tế khá đa dạng bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, thương mại, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2011 là 51%, công nghiệp - xây dựng là 46% và nông nghiệp là 3%.[135] Đến năm 2020, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trong GDP từ 62-65%, công nghiệp-xây dựng 35-37%, nông nghiệp 1-3%. Đà Nẵng cũng là nơi đặt hội sở của Tập đoàn Sun Group (Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời) được thành lập năm 2007 và hiện nay tập đoàn có nhiều dự án lớn trên khắp các tỉnh thành của đất nước.

Mặt tiền chợ Hàn.

Công nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm[76]. Thuỷ sản, dệt may, da giày, cao su,... là những lĩnh vực mũi nhọn được tập trung phát triển. Bên cạnh đó, thành phố còn chú tâm đến ngành Công nghệ thông tin (Công viên Phần mềm Đà Nẵng, Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng, Khu Công nghệ cao Quốc gia Đà Nẵng), ngành công nghệ sinh học (Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng). Đà Nẵng còn chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch phục vụ mục tiêu "Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường". Năm 2008, chính quyền thành phố đã từ chối hai dự án FDI sản xuất thép và giấy với tổng vốn đăng ký lên đến 2,5 tỷ đô la Mỹ.[136] Thành phố đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

Về thương mại, thành phố có 30 trung tâm thương mại và siêu thị. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Đà Nẵng hiện có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là Chợ Hàn và Chợ Cồn cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Metro, BigC, Vincom, Parkson, Lotte Mart, Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Nguyễn Kim...[137]

Tài chính - Ngân hàng[sửa | sửa mã nguồn]

Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn, trên địa bàn thành phố tính đến năm 2010 có 55 chi nhánh ngân hàng cấp 1, hơn 200 phòng, điểm giao dịch, Quỹ tiết kiệm và 10 đại lý, chi nhánh công ty chứng khoán, các tổ chức cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ...[138]

Năng lực cạnh tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong nhiều năm 2008, 2009, 2010, 2013, 2014, 2015 và 2016 đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng và đứng thứ tư về môi trường đầu tư. Trong bảng xếp hạng PCI của Việt Nam năm 2012, Đà Nẵng xếp ở vị trí thứ 12 trên 63 tỉnh, thành.[139][140] Năm 2013, Đà Nẵng đã trở lại vị trí số 1 trên bảng xếp hạng. Năm 2014, 2015 và 2016, Đà Nẵng tiếp tục giữ vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng, năm thứ tư liên tiếp trụ vững ngôi đầu bảng và lần thứ bảy thành phố này dẫn đầu cả nước kể từ khi chỉ số này được công bố năm 2006. Năm 2011, Đà Nẵng có 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 318,9 triệu đô la Mỹ. Năm 2012, con số này là 33 dự án với tổng số vốn đăng ký 124,09 triệu đô la Mỹ, giảm hơn 60% so với năm 2011.[141]

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn] Bãi biển Đà Nẵng với bãi cát mịn chạy dài.

Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Phía bắc thành phố được bao bọc bởi núi cao với đèo Hải Vân được mệnh danh là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Phía tây là Khu du lịch Bà Nà nằm ở độ cao trên 1000m với hệ thống cáp treo đạt bốn kỷ lục thế giới (dài nhất, độ chênh lớn nhất, tổng chiều dài cáp dài nhất và sợi cáp nặng nhất)[142] cùng khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất Đông Nam Á và khu làng Pháp lớn nhất Việt Nam. Phía đông bắc là bán đảo Sơn Trà với 400 ha rừng nguyên sinh[143] gồm nhiều động thực vật phong phú. Phía đông nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn. Trên địa bàn thành phố còn có một hệ thống các đình, chùa, miếu theo kiến trúc Á Đông, các nhà thờ theo kiến trúc phương Tây như Nhà thờ Con Gà,...các bảo tàng mà tiêu biểu nhất là Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm. Đây là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam.

Đà Nẵng đã xây dựng các sự kiện du lịch lớn, trong đó Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng được tổ chức liên tục từ năm 2008. Vào tháng 5 năm 2012, Đà Nẵng lần đầu triển khai Cuộc thi Dù bay Quốc tế.[144] Tháng 6 là sự kiện "Điểm hẹn mùa hè" thường niên, quy tụ những hoạt động giải trí biển.[145] Ngoài ra thành phố còn được bao bọc bởi 3 Di sản Văn hóa Thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là Vườn Quốc gia Bạch Mã, và Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên Con đường Di sản miền Trung.

Ước tính tổng lượng khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng năm 2016 đón 5,51 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,66 triệu lượt, khách nội địa ước đạt 3,84 triệu lượt, tổng thu từ du lịch ước đạt 16.000 tỷ đồng[146]. Năm 2018, tổng lượng khách đến tham quan, du lịch đón 7,66 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế ước đạt 3,1 triệu lượt, khách nội địa ước đạt 4,56 triệu lượt, tổng thu từ du lịch ước đạt 24.060 tỷ đồng[147]. Năm 2016, Đà Nẵng lọt vào Top 10 điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á do độc giả Tạp chí Smart Travel Asia bình chọn[148]. Năm 2018, Đà Nẵng cũng đã lọt danh sách những điểm đến nên ghé thăm trước khi trở nên quá nổi tiếng trên trang Business Insider[149]. Tính đến năm 2017, Đà Nẵng có 689 cơ sở lưu trú với khoảng 28.821 phòng lưu trú[150], trong đó khoảng trên 16.402 phòng lưu trú ven biển thuộc các khách sạn 3 đến 5[151] sao như Furama (198 phòng), Sandy Beach (123 phòng), Tourane (69 phòng), Công đoàn (125 phòng), cụm ba khách sạn Mỹ Khê (142 phòng)... Tính đến đầu năm 2013, Đà Nẵng có 60 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn 4.004 triệu đô la Mỹ.[152] Trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1.457 triệu đô la Mỹ và 47 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 2.546 triệu đô la Mỹ.[153]

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn] Du thuyền 5 Legend Of The Seas cập Cảng Đà Nẵng. Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng.

Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Thành phố còn là điểm cuối trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây đi qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Hệ thống cảng biển[sửa | sửa mã nguồn]

Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là một cảng biển lớn của miền Trung.[154] Cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15 – 20 m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn. Đến tháng 12 năm 2012, cảng đã đạt 4.092.373 tấn, tăng 15,14% so với cùng kỳ năm 2011[155]. Thành phố cũng đang xúc tiến xây dựng Cảng Liên Chiểu và sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2025. Trong tương lai, khi Cảng Liên Chiểu với công suất 20 triệu tấn/năm được xây dựng xong thì hệ thống cảng Đà Nẵng được nối liền với Cảng Kỳ Hà, Cảng Dung Quất ở phía nam sẽ trở thành một cụm cảng liên hoàn lớn, giữ vị trí quan trọng trên tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á.[156].

Đường không[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất). Đường hàng không Đà Nẵng có thể nối trực tiếp với Singapore, Bangkok, Đài Bắc, Quảng Châu, Hồng Kông, Seoul, Tokyo,...Từ khi được đầu tư nâng cấp và xây mới nhà ga vào năm 2010 và năm 2017, Sân bay Quốc tế Đà Nẵng với 80 quầy thủ tục và các tiện nghi hiện đại khác đã đảm bảo phục vụ 10 triệu lượt khách/năm và 12-15 triệu lượt khách/năm từ năm 2020 trở đi, tiếp nhận 400.000 - 1.000.000 tấn hàng/năm.[157] Sân bay đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga để đạt mức 20 triệu hành khách/năm vào năm 2030.[158] Tính đến năm 2018, từ Đà Nẵng đã có 9 tuyến bay nội địa, 39 tuyến đường bay đi quốc tế trong đó có 15 đường bay trực tiếp thường kỳ và 24 đường bay trực tiếp thuê chuyến.[159]

Đường sắt[sửa | sửa mã nguồn] Ga Đà Nẵng

Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có năm nhà ga, trong đó Ga Đà Nẵng là ga chính của thành phố, hàng ngày tất cả các chuyến tàu ra Bắc vào Nam đều dừng tại đây với thời gian khá lâu để đảm bảo cho lượng khách lớn lên xuống tàu. Cơ sở hạ tầng tại ga được đầu tư hiện đại; môi trường an ninh và vệ sinh được đảm bảo. Ngoài các chuyến tàu Bắc - Nam, Ga Đà Nẵng còn có thêm những chuyến tàu địa phương đáp ứng lượng khách rất lớn giữa các tỉnh thành Đà Nẵng - Hà Nội, Đà Nẵng - Huế, Đà Nẵng - Quảng Bình, Đà Nẵng - Vinh, Đà Nẵng - Quy Nhơn, Đà Nẵng - Tp. Hồ Chí Minh.[160]

Đường bộ[sửa | sửa mã nguồn] Cửa hầm Hải Vân (phía Bắc).

Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua hai đường quốc lộ: Quốc lộ 1A, nối Đà Nẵng với các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam và Quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam. Việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân khiến cho thời gian lưu thông được rút ngắn và giảm tai nạn giao thông trên đèo Hải Vân.[161] Ngày 30 tháng 4 năm 2017, hầm chui phía tây cầu Sông Hàn chính thức thông xe sau 7 tháng thi công, giúp giảm ùn tắc giao thông nút giao tây cầu sông Hàn, nhất là trên các tuyến đường Trần Phú và Lê Duẩn.[162]

Giao thông đô thị[sửa | sửa mã nguồn]

Đà Nẵng cũng đã có những bước tiến trong giao thông nội thị. Hạ tầng giao thông nội ô được xây dựng khá hoàn chỉnh với mạng lưới giao thông tiếp nối với các đường vành đai của thành phố khiến cho Đà Nẵng là một trong ít đô thị ở Việt Nam ít khi phải đối mặt với tình trạng tắc đường.[163] Nhiều con đường cũ đã được mở rộng và kéo dài. Đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa chạy dọc bờ biển theo hướng nam nối Đà Nẵng với Hội An được mệnh danh là "con đường 5" của Đà Nẵng vì là nơi tập trung hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp 4 và 5 đạt tiêu chuẩn quốc tế.[164] Nhiều cây cầu đã xây dựng bắc qua sông Hàn như cầu Thuận Phước, cầu Sông Hàn, Cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý,...không chỉ tạo nên những cảnh quan đẹp phục vụ du khách tham quan thành phố mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết giao thông.

Tên đường phố Đà Nẵng trước năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Cường Để nay là đường Đống Đa.

Đường Gia Long nay là đường Lý Tự Trọng.

Đại lộ Quang Trung và Đống Đa nay là đường Quang Trung.

Đường Nguyễn Hoàng nay là đường Hải Phòng.

Đại lộ Thống Nhất nay là đường Lê Duẩn.

Đại lộ Hùng Vương và Đồng Khánh nay là đường Hùng Vương.

Đường Trần Hưng Đạo nay là đường Nguyễn Thái Học.

Đường Thành Thái nay là đường Trần Quốc Toản.

Đường Hàm Nghi nay là đường Lê Hồng Phong.

Đường Phan Thanh Giản nay là đường Hoàng Văn Thụ.

Đường Lý Thái Tổ nay là đường Điện Biên Phủ.

Đường Võ Tánh nay là đường Núi Thành.

Đại lộ Độc Lập nay là đường Trần Phú.

Đường Duy Tân và Nguyễn Tri Phương nay là đường Nguyễn Chí Thanh.

Đường Tự Đức và Nguyễn Thị Giang nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Đường Đông Kinh Nghĩa Thục và Yersin nay là đường Ngô Gia Tự.

Đường Khải Định và Ông Ích Khiêm nay là đường Ông Ích Khiêm.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn] Dân cư[sửa | sửa mã nguồn] Người Đàng Trong tại Đà Nẵng thời Tây Sơn - Tranh của họa sĩ người Anh William Alexander.
Lịch sử phát triển
dân số
Năm Dân số
1995 637.300
1996 649.300
1997 661.800
1998 674.400
1999 687.300
2000 706.100
2001 723.100
2002 739.700
2003 760.700
2004 784.800
2005 805.700
2006 825.900
2007 847.500
2008 868.800
2009 887.435
2010 926.800
2011 951.700
2012 985.700
2013 992.800
2015 1.046.838
Nguồn:.[165][166]

Theo kết quả điều tra ngày 1 tháng 4 năm 1999, thành phố Ðà Nẵng có 684.846 người. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động xã hội toàn thành phố là 413.460 người, chiếm 57,7% dân số. Tính đến năm 2011, dân số toàn thành phố Đà Nẵng đạt gần 951.700 người,[167] mật độ dân số đạt 740 người/km².[168] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 828.700 người,[169] dân số sống tại nông thôn đạt 123.000 người.[170] Tính đến năm 2015, dân số Đà Nẵng sinh sống ở thành thị là 897.993 người và ở nông thôn là 130.845 người, ngoài ra thành phố còn tiếp nhận thêm lượng dân cư từ các tỉnh, thành là sinh viên, công nhân lao động, người nước ngoài... đến thành phố học tập và làm việc nên tỷ lệ dân nhập cư ngày càng tăng. Dân số nam của thành phố đạt 505.965 người[171], trong khi đó nữ đạt 522.873 người[172]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1,27%[173]. Đà Nẵng cũng là địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất miền Trung-Tây Nguyên: 87%.

Dân số Đà Nẵng tăng trưởng ở mức từ 2,5% và 3% trong hầu hết các năm từ năm 2005 tới 2011, cao hơn trung bình toàn quốc là 1% đến 1,2%. Cá biệt tỷ lệ tăng trưởng đã tăng lên 3,6% trong năm 2010 trước khi trở lại 2,68% trong năm 2011. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh thứ ba trong cả nước sau Bình Dương (4,41%) và Đồng Nai (3,5%). Tỷ lệ tăng dân số của thành phố năm 2015 là 1,1%. Di cư là yếu tố chủ đạo trong tăng trưởng dân số của thành phố ít nhất là từ năm 2009. Tăng trưởng dân số tự nhiên của thành phố cao hơn một chút so với mức trung bình của cả nước. Tuổi thọ trung bình đạt 77,4 tuổi đối với nữ và 72,4 hoặc 74,8 tuổi đối với nam. Trong tổng điều tra dân số năm 2009, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở mức 9,9 trẻ sơ sinh tử vong trên 1.000 trẻ.[167]

Trên địa bàn thành phố có trên 37 dân tộc và người nước ngoài cùng chung sống.[174] Trong đó, nhiều nhất là dân tộc Kinh với 883.343 người, người Hoađông thứ hai với 1.684 người, dân tộc Cơ Tu có 950 người, cùng các dân tộc ít người khác như dân tộc Tày với 224 người, Ê Đê với 222 người, Mường có 183 người, Gia Rai có 154 người...ít nhất là các dân tộc Chơ Ro, Hà Nhì, Si La và Ơ Đu chỉ có một người.[175]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn thành phố có chín tôn giáo khác nhau, chiếm 164.195 người. Trong đó, nhiều nhất là Phật giáo với 117.274 người, xếp thứ hai là Công giáo với 39.802 người, đạo Tin Lành có 3.730 người, Cao Đài có 3.249 người. Cùng các tôn giáo khác như Minh Sư Đạovới 53 người, Bahá'í với 34 người, Phật giáo Hòa Hảo với 25 người, Hồi giáo có 19 người, ít nhất là Bà La Môn chỉ với 9 người.[175] Đà Nẵng là nơi có Hội thánh Tin Lành đầu tiên ở Việt Nam được thành lập vào năm 1911 bởi các giáo sĩ Hội Truyền giáo Phước âm Liên hiệp (CMA).[176]


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hữu Nghĩa
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Phat Nguyen
Xem chi tiết
Ánh Tuyết Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Trương Công Mẫn
Xem chi tiết
Cute Rose
Xem chi tiết
huy nguyen
Xem chi tiết