Câu 8: Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ vạch 180cm3 tăng đến vạch 265cm3 . Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước thấy lực kế chỉ 7,8 N a. Tính lực đẩy Acsimét tác dụng le vật. b. Xác định khối lượng riêng của chất làm vật.
Vì vật làm bằng kim loại nên vật chìm hoàn toàn trong nước.
Ta có, thể tích nước dâng lên chính bằng thể tích của vật.
\(\Rightarrow V_d=V=265-180=85cm^3\)
Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật: \(F_A=dV=10000.85.10^{-6}=0,85N\)
Áp dụng định luật II Niu-ton ta có:
\(\overrightarrow{P'}+\overrightarrow{P}+\overrightarrow{F_A}=\overrightarrow{0}\)
\(\Rightarrow7,8+0,85=P\Leftrightarrow8,65=10D_v.85.10^{-6}\)
\(\Rightarrow D_v=10176\) (kg/m3)
a) Thể tích vật tăng trong bình là
\(V_{tăng}=265-180=85\left(cm^3\right)=0,000085\left(m^3\right)\)
Lực đẩy ASM tác dụng lên vật là
\(F_A=d.V=10000.0,000085=0,85\left(N\right)\)
b) Vì vật nhúng trong nước => \(P=F_A=0,85\left(N\right)\)
Khối lượng của vật là
\(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{0,85}{10}=0,085\left(kg\right)\)
Khối lượng riêng của chất làm nên vật là
\(D=\dfrac{m}{V}=\dfrac{0,085}{0,000085}=1000\left(\dfrac{kg}{m^3}\right)\)