Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Đọc các đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: – Xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. – Nêu cụ thể chức năng từng câu. – Trong các câu phủ định, câu nào là phủ định miêu tả, câu nào là phủ định bác bỏ? a) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta! b) Tôi bật cười bảo lão: – Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ. Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? – Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Trắc nghiệm: Câu cầu khiến
Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến?
A. Sử dụng từ cầu khiến
B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến
C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than
D. Gồm cả A, B và C
Câu 2: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?
A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến
B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị
C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố)
B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên)
C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao)
D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)
Câu 4: Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:
A. Khuyên bảo
B. Ra lệnh
C. Yêu cầu
D. Cả A, B, C
Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:
A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
C. Bỏ rác đúng nơi quy định.
D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Câu 6: Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:
“Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.”
A. Thôi đừng lo lắng
B. Cứ về đi
C. Mụ già sẽ là nữ hoàng
D. Cả A và B
Câu 7: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
“Đi nhanh thôi cậu.”
A. Yêu cầu
B. Khuyên bảo
C. Ra lệnh
D. Đề nghị
Câu 8: Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:
“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”
A. Nên
B. Đừng
C. Không
D. Hãy
Câu 9: Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau:
“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
- Mở cửa!”
A. Từ cầu khiến
B. Ngữ điệu cầu khiến
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 10: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
“Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân”
A. Yêu cầu
B. Đề nghị
C. Khuyên bảo
D. Ra lệnh
1) TẠO CÂU PHỦ ĐỊNH BÁC BỎ TỪ NHỮNG CÂU SAU
a) Trời mưa
b) Ngày mai trận chung kết sẽ diễn ra
c) Trên tường có tranh
d) Mình đã xem rồi bài toán khó quá
e) Tất cả lớp đã ra tập thể dục rồi
2) Xác định các câu dưới đây thuộc hành động nói nào: hỏi, trình bày, đánh giá, điều khiển,
a) Con ngoan quá! Mai mẹ sẽ mua truyện cổ tích cho con
b) Đây là một bộ phim hình sự rất độc đáo vì cốt truyện của nó không ai đoán được
c) Cháu chào bác ạ! Bác ơi, bạn Hương có nhà không Bác?
d) Không phải nói nhiều như thế! Anh đưa giấy tờ cho tôi xem!
e) Bạn thông cảm cho tớ. Cả ngày hôm qua tớ phải giúp mẹ làm việc ở ngoài đồng nên không kịp làm xong việc cậu nhờ
1. Viết đoạn văn diễn dịch 12 câu làm rõ chủ đề sau : Mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc sông của em
2. Viết đoạn văn quy nạp 12 câu làm rõ chủ đề : Hãy nói không với ma túy bạn nhé
3. Viết đoạn văn tổng-phân-hợp làm rõ câu chủ đề : Thuốc lá đang đe dọa tính mạng con người ghê gớm
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:“Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!Ngột làm sao, chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu!…”a. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ.b. Xác định PTBĐ chính của đoạn thơ trên.c. Trong câu "ta nghe hè dậy bên lòng", biện pháp tu từ nào đã được sử dụng?d. Chỉ ra các câu cảm thán trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.e. Trình bày ý nghĩa của tiếng chim tu hú cuối bài.f. Viết một đoạn văn tổng phân hợp 12 câu phân tích tâm trạng của chủ thể trữtình được khắc họa trong đoạn thơ trên, trong đoạn sử dụng 1 thán từ và 1 câu bịđộng.
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Bác đã đi rồi sao,Bác ơi! Mùa thu đang đẹp,nắng xanh trời”
Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau:
a, Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu để cứu thầy Dần? ( Ngô Tất Tố)
b, Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! ( Tố Hữu)
c, Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? ( Ngô Tất Tố)
d, Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:
- Sao cô biết mợ con có con? ( Nguyên Hồng)
e, Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ? ( Vũ Đình Liên)
f) Thoắt trông lờn lợt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao? ( Nguyễn Du)
g) Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được? ( Em bé thông minh)
h) Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:
- Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi ( Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Trong các câu sau , từ '' này '' ở những câu nào là thán từ
a) Này , e ko để chúng nó yên được à?
b) Thế xin hỏi ông câu này đã.
c) Này , lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường