Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nam Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 8

Câu hỏi:

Mọi ng giúp mình với nha

Câu 1: Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?”cuối bài thơ “Ông đồ” (Vũ Đình Liên) có phải là câu nghi vấn.

A. Đúng. B. Sai

Câu 2: Những câu sau câu nào không phải là câu cầu khiến?

A. Con hãy đi học kẻo muộn. B. Các em đừng nói chuyện riêng trong lớp.

C. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. D. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới.

Câu 3: Trong bốn ví dụ sau, câu nào không phải là câu cảm thán?

A. Thương ôi! Trăm sự tại người. B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

C. Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa! D. Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ Tổ quốc thêm đỏ thắm.

Câu 4: Câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” là loại câu gì?

A. Câu phủ định. B. Câu khẳng định.

Câu 5: Các hình ảnh: “lưỡi cú diều”, “thân dê chó”, “hổ đói” trong “ Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn) là những hình ảnh được xây dựng bằng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh. B. Ẩn dụ. C. Hoán dụ. D. Nhân hóa

Câu 6: Câu “Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!” là kiểu câu gì?

A. Câu trần thuật. B. Câu cảm thán. C. Câu nghi vấn. D. Câu cầu khiến.

Câu 7: Hành động nói được thể hiện trong đoạn văn sau là hành động nói nào?

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,

Cùng Hán , Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,” (Nguyễn Trãi)

A. Hành động trình bày(tuyên bố). B. Hành động thách thức kèm với cảm xúc tự hào dân tộc.

C. Hành động hứa hẹn. D. Hành động tuyên bố kèm với cảm xúc tự hào dân tộc.

Câu 8: Câu văn sau “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù” (Trần Quốc Tuấn) có mấy từ phủ định?

A. Một từ. B. Hai từ. C.Ba từ. D. không có.

Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 8

Câu hỏi:

Trắc nghiệm: Câu cầu khiến

Câu 1: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến?

A. Sử dụng từ cầu khiến

B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến

C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than

D. Gồm cả A, B và C

Câu 2: Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến

B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị

C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ? (Ngô Tất Tố)

B. Người thuê viết nay đâu ? (Vũ Đình Liên)

C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội ? (Nam Cao)

D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? (Tô Hoài)

Câu 4: Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:

A. Khuyên bảo

B. Ra lệnh

C. Yêu cầu

D. Cả A, B, C

Câu 5: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:

A. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?

B. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

C. Bỏ rác đúng nơi quy định.

D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.

Câu 6: Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:

“Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.”

A. Thôi đừng lo lắng

B. Cứ về đi

C. Mụ già sẽ là nữ hoàng

D. Cả A và B

Câu 7: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Đi nhanh thôi cậu.”

A. Yêu cầu

B. Khuyên bảo

C. Ra lệnh

D. Đề nghị

Câu 8: Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

A. Nên

B. Đừng

C. Không

D. Hãy

Câu 9: Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau:

“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!”

A. Từ cầu khiến

B. Ngữ điệu cầu khiến

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Câu 10: Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân”

A. Yêu cầu

B. Đề nghị

C. Khuyên bảo

D. Ra lệnh