Câu 4. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100. Thể tích hòn đá là bao nhiêu?
A. 55cm3 B. 100cm3 C. 45cm3 D. 155cm3
Câu 5. Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?
A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.
Câu 6. Lực nào sau đây là lực đàn hồi ?
A. Lực nam châm hút đinh sắt.
B. Lực dây cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.
C. Lực hút của Trái Đất.
D. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.
Câu 7. Lực nào sau đây không phải là trọng lực?
A. Lực làm cho nước mưa rơi xuống.
B. Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra.
C. Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay cầm.
D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt.
Câu 4. C (thể tích = 100 - 55 = 45cm3)
Câu 5. D
Câu 6. B
Câu 7. D
Câu 4:
Chọn câu C. 45cm3 ( lấy mực nước ban đầu trong bình chia độ - mực nước trong bình chia độ dâng lên sau đó = thể tích hòn đá )
Câu 5:
Chọn câu D
Câu 6:
Chọn câu B
Câu 7:
Chọn câu D