Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt đông cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở Kim Liêm huyện Nam Đàn, tình Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội.
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân. Người sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào
Ý nghĩa văn bản : Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.
Là một lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ,[1][2][3][4] và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam.[5][6][7] Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.[8][9][10]
*Ý nghĩa văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trích trong văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việc Bắc, tháng 2 năm 1951.
- Nội dung khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu lâu đời của dân tộc Việt Nam và được thể hiện rõ ràng nhất, rực rỡ nhất qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
* Truyền thống yêu nước của dân ta:
+ Trong chiến đấuchống xâm lăng:
- Nhân dân ta sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Truyền thống yêu nước tốt đẹp đã có tự ngàn xưa. (Dẫn chứng chứng minh: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...).
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn gay go, ác liệt (1951), điều đó càng cần đến tinh thần xả thân vì nước của mọi tầng lớp nhân dân.
- Lòng yêu nước là mạch nguồn không bao giờ vơi cạn trong lòng dân tộc. Đồng bào ngày nay rất xứng đáng với gương sáng yêu nước của tổ tiên.
- Trong hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp, lòng yêu nước được thể hiện qua những hành động cụ thể hằng ngày để bảo vệ sự tồn tại của quốc gia, dân tộc.
* Khẳng định giá trị cao quý tuyệt vời của tinh thần yêu nước:
- Dù trong mỗi hoàn cảnh, lòng yêu nước có những biểu hiện khác nhau nhưng tinh thần yêu nước bao giờ cũng có giá trị thiêng liêng.
- Nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ là phải ra sức tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, “làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”.
3. Kết bài:
- Bài văn nghị luận sắc sảo, nhiệt thành, có sức thuyết phục, cổvũ và động viên rất lớn đối với đồng bào trong kháng chiến chống Pháp.
- Tinh thần yêu nước, truyền thống bất khuất là cơ sở vững chắc bảo đảm thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lăng và sự nghiệp dựng xây đất nước ngày càng giàu mạnh.