Ôn tập lịch sử lớp 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
GOD FROM HELL

Câu 1:Thế nào là tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản? Sự tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội Tây Âu ra sao?

Câu 2:Trên cơ sở hiểu biết về văn hóa Đông Nam Á, hãy:

a, Nêu những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á.

b, Giải thích ý kiến của em về nhận định sau: “Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ”.

Đề này ở trên mạng đố ai nhanh tay tìm và làm đc thì nhờ cô @Sen Phùng xem nhé

Đạt Trần
4 tháng 7 2017 lúc 20:41

Câu 1:

1.Tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản: là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ trở thành người làm thuê. Quá trình này diễn ra ở Châu Âu vào thế kỉ XV – XVI ….

- Vốn (tư bản) được tích lũy bằng nhiều biện pháp: Cướp bóc thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ mang về Tây Âu; buôn bán nô lệ, cướp biển; mua bán bất bình đẳng…

- Nhân công: Quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản dùng mọi thủ đoạn để làm người lao động, chủ yếu là nông dân, thợ thủ công bị bần cùng hóa hoặc dùng bạo lực để tước đoạt tư liệu sản xuất của họ (điển hình là ở Anh với phong trào “rào đất cướp ruộng”), biến họ trở thành những người làm thuê…

2.Tác động làm thay đổi quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội Tây Âu:

- Thay đổi quan hệ sản xuất:Quan hệ sản xuất phong kiến tan rã, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành…Nhờ quá trình tích lũy tư bản ban đầu, ở Tây Âu đã xuất hiện những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa như công trường thủ công…, trang trại, đồn điền…, công ti thương mại…

- Thay đổi quan hệ xã hội:Quan hệ giai cấp ở Tây Âu có sự thay đổi,các giai cấp mới được hình thành: Những thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc mới… chuyển sang kinh doanh và dần trở thành các ông chủ của các công trường thủ công,họ làm thành giai cấp tư sản. Tư sản bóc lột người làm thuê, có nhiều của cải, đại diện cho nền sản xuất mới nhưng chưa có địa vị chính trị. Những người lao động làm thuê thì đông, đó là người vô sản. Họ bị bóc lột thậm tệ, sau họ đi theo tư sản để chống phong kiến.

- Chủ nghĩa tư bản tuy mới ra đời và còn non yếu nhưng tỏ ra hơn hẳn chế độ phong kiến về nhiều mặt, có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển xã hội

Bình Trần Thị
4 tháng 7 2017 lúc 12:57

2.Những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á:

- Cư dân Đông Nam Á ngay từ thời gian đầu đã định hình một nền văn hóa bản địa cho mình, tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng quốc gia…

- Trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã có sự tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây, làm phong phú hơn nền văn hóa của mình…

- Văn hóa Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng…

2.Giải thích ý kiến về nhận định:

- Nhận định: “Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ” là nhận định đúng. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á, bắt đầu từ đầu Công nguyên thông qua giao lưu buôn bán…

- Giải thích:

+ Về chữ viết: Chữ Phạn của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công nguyên. Ban đầu nhiều dân tộc Đông Nam Á sử dụng chữ Phạn làm chữ viết của mình, về sau nhiều nước sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me, chữ Mianma, chữ Lào...

+ Về Văn học: Dòng văn học Hin-đu của Ấn Độ cũng được truyền sang Đông Nam Á với nhiều đề tài văn học viết và văn học truyền miệng, về mẫu tự, điển tích, thể loại….

+ Về tôn giáo: Nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu của Ấn Độ. Ở một số nước, có thời kì Phật giáo và Hin-đu giáo trở thành quốc giáo… Trong thời kì đầu, Hin-đu giáo thịnh hành hơn, thờ 3 vị thần… tạc tượng và xây nhiều đền tháp theo kiến trúc Hin-đu. Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á, có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á…

+ Về Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ như tháp Chàm ở Việt Nam, đền Ăng-coVat, đền Ăng-co-Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào...

=> Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mỗi dân tộc Đông Nam Á vẫn xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng

Đạt Trần
4 tháng 7 2017 lúc 20:43

Câu 2:

1.Những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á:

- Cư dân Đông Nam Á ngay từ thời gian đầu đã định hình một nền văn hóa bản địa cho mình, tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng quốc gia…

- Trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã có sự tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa từ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây, làm phong phú hơn nền văn hóa của mình…

- Văn hóa Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng…

2.Giải thích ý kiến về nhận định:

- Nhận định: “Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ” là nhận định đúng. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á, bắt đầu từ đầu Công nguyên thông qua giao lưu buôn bán…

- Giải thích:

+ Về chữ viết: Chữ Phạn của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Công nguyên. Ban đầu nhiều dân tộc Đông Nam Á sử dụng chữ Phạn làm chữ viết của mình, về sau nhiều nước sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me, chữ Mianma, chữ Lào...

+ Về Văn học: Dòng văn học Hin-đu của Ấn Độ cũng được truyền sang Đông Nam Á với nhiều đề tài văn học viết và văn học truyền miệng, về mẫu tự, điển tích, thể loại….

+ Về tôn giáo: Nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu của Ấn Độ. Ở một số nước, có thời kì Phật giáo và Hin-đu giáo trở thành quốc giáo… Trong thời kì đầu, Hin-đu giáo thịnh hành hơn, thờ 3 vị thần… tạc tượng và xây nhiều đền tháp theo kiến trúc Hin-đu. Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á, có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á…

+ Về Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ như tháp Chàm ở Việt Nam, đền Ăng-coVat, đền Ăng-co-Thom ở Campuchia, Thạt Luổng ở Lào...

=> Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mỗi dân tộc Đông Nam Á vẫn xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng

Đạt Trần
4 tháng 7 2017 lúc 20:44

Chuẩn CMNR trên nét nè :file:///C:/Users/Administrator.WIN7-20151105LL/Downloads/DA%20DE%20HSG%20SU%2010%20VP%202017%20(1).pdf oaoa

Trần Thị Hồng Nhung
4 tháng 7 2017 lúc 8:01

Hơ ...hơ... có trên mạng thì còn hỏi làm gì ??? = ="

Khánh Hạ
4 tháng 7 2017 lúc 10:47

1.

- Tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt và quy mô tư bản xã hội, nó phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa giai cấp công nhâ và gia cấp tư sản. Tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô tư bản xã hội, nó phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa các nhà tư bản với nhau.

- Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ tác động và thúc đẩy lẫn nhau. Tích tụ là điều kiện để tập trung tư bản; tập trung tư bản là động lực để tích tụ tư bản, tạo điều kiện thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy tích lũy tư bản.

Vai trò của tích tụ và tập trung tư bản trong sự phát triển của CNTB:

- Tích tụ tư bản một mặt thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mặt khác làm tăng khối lượng GTTD trong quá trình phát triển của sản xuất TBCN. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột GTTD, nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại của tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh.

- Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhờ tập trung tư bản mà có được những tập đoàn tư bản lớn trong một thời gian ngắn, đồng thời tập hợp được sức mạnh của các nhà tư bản, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

- Quá trình tích lũy tư bản gắn với quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nền sản xuất TBCN trở thành nền sản xuất lớn, mang tính chất xã hội hóa cao độ, từ đó làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của CNTB, mâu thuẫn giữa sự phát triển cao của LLSX mang tính chất xã hội hóa với quan hệ sản xuất mang tính chất tư nhân ngày càng sâu sắc.

P/s: đề này lớp 10, t học lớp 8 => cùng lắm làm đc câu 1.

Bình Trần Thị
4 tháng 7 2017 lúc 12:59

1.1.Tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản: là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người đồng thời cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ trở thành người làm thuê. Quá trình này diễn ra ở Châu Âu vào thế kỉ XV – XVI …

- Vốn (tư bản) được tích lũy bằng nhiều biện pháp: Cướp bóc thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ mang về Tây Âu; buôn bán nô lệ, cướp biển; mua bán bất bình đẳng…

- Nhân công: Quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản dùng mọi thủ đoạn để làm người lao động, chủ yếu là nông dân, thợ thủ công bị bần cùng hóa hoặc dùng bạo lực để tước đoạt tư liệu sản xuất của họ (điển hình là ở Anh với phong trào “rào đất cướp ruộng”), biến họ trở thành những người làm thuê…

2.Tác động làm thay đổi quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội Tây Âu: - Thay đổi quan hệ sản xuất:Quan hệ sản xuất phong kiến tan rã, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành…Nhờ quá trình tích lũy tư bản ban đầu, ở Tây Âu đã xuất hiện những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa như công trường thủ công…, trang trại, đồn điền…, công ti thương mại…

- Thay đổi quan hệ xã hội:Quan hệ giai cấp ở Tây Âu cósự thay đổi,các giai cấp mới được hình thành: Những thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc mới… chuyển sang kinh doanh và dần trở thành các ông chủ của các công trường thủ công,họ làm thành giai cấp tư sản. Tư sản bóc lột người làm thuê, có nhiều của cải, đại diện cho nền sản xuất mới nhưng chưa có địa vị chính trị. Những người lao động làm thuê thì đông, đó là người vô sản. Họ bị bóc lột thậm tệ, sau họ đi theo tư sản để chống phong kiến.

- Chủ nghĩa tư bản tuy mới ra đời và còn non yếu nhưng tỏ ra hơn hẳn chế độ phong kiến về nhiều mặt, có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển xã hội

GOD FROM HELL
4 tháng 7 2017 lúc 20:49

Mấy chế qúa xuất sắc ở đâu cx tìm ra đchehe


Các câu hỏi tương tự
Mai Nguyen
Xem chi tiết
kim seo jin
Xem chi tiết
Đỗ Thành Tâm
Xem chi tiết
ĐỖ VĂn PhoNg
Xem chi tiết
yến nhi
Xem chi tiết
Alex Arrmanto Ngọc
Xem chi tiết
Trần Thị Nghĩa
Xem chi tiết
quyên
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Hòa
Xem chi tiết