Ôn tập ngữ văn 12

Bùi Thị Thùy Linh

Câu 1:Nước ta có bao nhiêu thành phố giáp với biển?

Câu 2:Bạn hãy cho biết Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý?

Câu 3:Bờ biển nước ta nằm ở phía nào của biển Đông?

Câu 4:Bãi biển nào được mệnh danh là trữ tình nhất Việt Nam?

Câu 5:Hệ đầm phá nào ở nước ta được đánh giá về quy mô là một trong những hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á?

Câu 6:Bạn hãy cho biết chủ đề tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2013 là gì?

Câu 7:Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chủ quyền và đóng giữ bao nhiêu đảo tại quần đảo Trường Sa?

Câu 8:Ở quần đảo Trường Sa có những sản phẩm gì nổi tiếng?

Câu 9:Những nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển?

Câu10:Vấn đề cấp thiết đối với biển đảo nước ta hiện nay là gì?

Câu 11:Quần đảo xa bờ nhất ở nước ta là quần đảo nào?Ở đâu?

Câu 12:Quần đảo có nhiều đảo ở nước ta là quần đảo nào?

Câu 13:Vùng biển Việt Nam thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế nào?

Câu 14:Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc các tỉnh thành phố nào?

Câu 15:Kể tên một số bãi tắm đẹp ở miền Trung?

Câu 16:Em hãy cho biết đảo lớn nhất Việt Nam là đảo nào và nằm phía nào của Tổ quốc?

Câu 17:Kể tên một số khoáng sản mà bạn biết.

Câu 18:Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam,chúng ta cần phải làm gì?

Câu 19:Biển Đông thông với các Đại Dương nào?

Câu 21:Hãy kể tên bãi biển đẹp nổi tiếng ở 3 tỉnh Thanh Hóa,Nghệ An,Quảng Bình.

Câu 22:Em hãy kể tên các ngành kinh tế biển ở nước ta.

Câu 23:Quần đảo Trường Sa giải phóng vào ngày tháng năm nào?

Hãy điền từ còn thiếu trong câu:

Đảo là nhà,.............là quê hương.

Câu 24:Hiện nay nước ta có bao nhiêu huyện đảo?

Đảo lớn nhất trong hệ thống đảo của nước ta là:

a)Đảo Bạch Long Vĩ

b)Đảo Cồn Cỏ

c)Đảo Phú Quốc

Câu 25:Luật biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày 16/2/1994 khẳng định nội dung gì?

a)Về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

b)Về phân định đường biên giới trên biển của Việt Nam

c)Về chủ quyền 02 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.

d)Tất cả đều đúng

Câu 26:Ngày "Thế Giới Biển" được lấy là ngày nào?

a.6/8

b.8/6

c.18/9

Câu 27:Việt Nam chính thức tham gia và là thành viên của Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (1982) vào năm nào?

a.1994

b.1995

c.1996

d.1997

Câu 28:Câu chuyện nào nói về việc nhân dân ta đã tới sinh sống và sản xuất tại đảo ven bờ?

Câu 29:Ai về Bắc Bộ quê em/Đảo gì màu trắng đuôi rồng bay cao?Đố là đảo gì?

Câu 30:

 Trông ra thăm thẳm mênh mông

Chẳng có một ai đứng bảo đông

Đứng mái lầu tây nhìn ngoảnh lại 

Xa xa chỉ thấy đám mù không.

(Đố là gì?)

Trả lời một câu mk cũng tick,trả lời hết thì ngày nào cũng tick.

Nguyễn Trang Như
24 tháng 4 2016 lúc 9:13

Câu 1:  Việt Nam có 16 thành phố có giáp biển (tính từ bắc đến nam) lần lượt là Móng Cái, Cẩm Phả, Hạ Long, Hải Phòng, Đồng Hới, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang-Tháp Chàm, Phan Thiết, Vũng Tàu, Bạc Liêu, Rạch Giá.

Bình luận (0)
Bùi Thị Thùy Linh
24 tháng 4 2016 lúc 9:14

Theo mk thì là 28 tỉnh/thành phố.Cảm ơn bạn vì đã trả lời câu của mk

Bình luận (0)
Nguyễn Trang Như
24 tháng 4 2016 lúc 9:17

Câu 3: Bờ biển nước ta nằm ở phía Tây của biển Đông

Bình luận (0)
Nguyễn Trang Như
24 tháng 4 2016 lúc 9:18

bạn hỏi là thành phố thôi mà? bạn có nói tỉnh đâu? nếu có tỉnh thì là 28 tỉnh/thành phố nha

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huệ
24 tháng 4 2016 lúc 9:18

câu 2: 12 hải lý

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huệ
24 tháng 4 2016 lúc 9:19

câu 4: bãi biển TRÀ CỔ

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huệ
24 tháng 4 2016 lúc 9:20

câu 3: PHÍA TÂY

Bình luận (0)
Nguyễn Trang Như
24 tháng 4 2016 lúc 9:26

Câu 9:Những nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển?

 Theo các nhà nghiên cứu, quan hệ qua lại phức tạp giữa các tác động của con người thường làm “nhiễu” khiến cho ta khó phân biệt các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái môi trường biển. Một cách đơn giản, tác động của con người đối với môi trường biển có thể được phân chia thành các nhóm chính như sau:

 

- Từ lục địa mang ra: Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các lưu vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, các khu dân cư, khai khoáng,... Các chất thải không qua xử lý đổ ra sông suối và cuối cùng “trăm sông đều đổ về biển cả”. Lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta chiếm khoảng 50-60%.

 

- Từ trên biển: Các hoạt động trên biển như hàng hải, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác khoáng sản biển (chủ yếu dầu, khí), nhận chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác (tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại,...).

 

- Từ không khí đưa xuống: Các hoạt động tương tác biển – khí cũng kéo theo hiện tượng lắng các chất gây ô nhiễm xuống biển. Loại này khó theo dõi và quản lý vì thường phát tán trên diện rộng.

 

- Từ đáy biển đưa lên: Chủ yếu ở những khu vực có hoặc chịu ảnh hưởng của các hoạt động địa động lực mạnh như động đất, núi lửa, sóng thần,... Để thuận tiện trong đánh giá, người ta chia các tác động môi trường ra thành các tác động trường diễn (mức độ thấp, thời gian dài) và cấp diễn (thời gian ngắn, tác động nhanh mạnh). Tác động trường diễn bao gồm sự xâm nhập của một chất độc hoặc một yếu tố do con người gây ra, thường là liên tục và ở mức độ tương đối thấp, gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường tiềm năng, từ từ và lâu dài. Thí dụ: việc xả các chất dinh dưỡng vào biển bắt nguồn từ nước thải. Tác động cấp diễn biểu hiện khi hoạt động xả thải xảy ra trong thời gian ngắn, có thể gây ra hiệu ứng rõ ràng, song nó sẽ giảm dần theo thời gian. Tràn dầu là một thí dụ theo kiểu này: thoạt đầu, dầu thường có tác động thảm hoạ đối với các hệ sinh thái và các nơi sinh cư (habitat) ở biển, nhưng chúng có thể sẽ được cải thiện sau khi dầu đã tràn hết.

Câu 7:Hiện nay Việt Nam đang thực hiện chủ quyền và đóng giữ bao nhiêu đảo tại quần đảo Trường Sa?

==> 21 đảoCâu 6:Bạn hãy cho biết chủ đề tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2013 là gì?==> “Chung tay hành động vì biển đảo quê hương” 
Bình luận (0)
Nguyễn Trang Như
24 tháng 4 2016 lúc 9:27

Câu 5:Hệ đầm phá nào ở nước ta được đánh giá về quy mô là một trong những hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á?

==> Hệ đầm phá Tam giang – Cầu hai ( Thừa Thiên Huế)

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 10:30

câu 10:

Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về  Luật biển 1982.

Thanh niên cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.

Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới,  tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.  Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 10:31

Câu 11: Quần đảo xa bờ nhất là quần đảo Trường Sa ở tỉnh Khánh Hoà

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 10:34

câu 13: – Nguồn lợi sinh vật: Phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm…
– Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên: Nguồn muối vô tận; sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng làm thủy tinh; các mỏ dầu, khí ở thềm lục địa.
– Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế; có nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho việc xây dựng cảng.
– Điều kiện phát triển du lịch biển – đảo: Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt…

Bình luận (0)
Nguyễn Gia Hân
20 tháng 10 2016 lúc 10:58

Câu 26:Ngày 'Thế giới biển' là ngày 8/6 nha!

Nhớ giữ lời hứa đó!

Bình luận (0)
Nguyễn Trang Như
24 tháng 4 2016 lúc 9:16

Câu 2: rộng 12 hải lý

Bình luận (0)
Phan Văn Tài
24 tháng 4 2016 lúc 11:17

Câu 23: Quần đảo Trường Sa giải phóng ngày 1/5/1975.

Đảo là nhà, biển cả là quê hương.

Bình luận (0)
Phan Văn Tài
24 tháng 4 2016 lúc 11:23

Câu 26: 

b, 8/6

Bình luận (0)
Phan Văn Tài
24 tháng 4 2016 lúc 11:24

Câu 28:

Câu chuyện Sự tích dưa hấu.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 18:29

câu 29: Đảo Bạch Long Vĩ

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 18:29

câu 30: Biển Đông

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 18:31

câu 14: 

Quần đảo Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng

Quần đảo Trường Sa thuộc Khánh Hoà

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
24 tháng 4 2016 lúc 18:33

Câu 15:

Bãi biển Cửa Lò; Biển Thuận An;Bãi biển Lăng Cô; Bãi biển Thiên Cầm; Bãi biển Mỹ Khê; Cửa Đại....

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Linh Phương
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh Bình
Xem chi tiết
nguyễn văn học
Xem chi tiết
Alayna
Xem chi tiết
thanh luan
Xem chi tiết
Lại Thị Hồng Liên
Xem chi tiết
Chim trĩ xanh-Aokiji Kuz...
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Phương
Xem chi tiết