Ôn tập ngữ văn 12

Lại Thị Hồng Liên

Dựa vào số phận các nhân vật và hình ảnh cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm “Mùa lạc” ( Nguyễn Khải ), hãy bình luận câu triết lý :

 “ Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.  

Lê Thanh Phương
11 tháng 3 2016 lúc 11:46

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và câu triết lý:

"Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.

2. Vế 1 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết... hy sinh”.

- Điều đó được thế hiện thông qua hình ảnh mảnh đất Điện Biên. Trong quá khứ, Điện Biên là một bãi chiến trường, một mảnh đất chết. Trong hiện tại, Điện Biên tràn ngập sự sống (màu xanh thẫm của đỗ của ngô, màu xanh non của lá mạ,... tiếng trẻ con khóc, tiếng cười nói,... bóng dáng nặng nề của những chị có mang...)

=> Sự sống nảy sinh từ trong cái chết.Sự sống là bất diệt

- Để có được sự hồi sinh ấy, “ mấy tháng liền lưỡi xẻng đi trước, con người theo sau, phát cây, gỡ mìn...”. Đó là quá trình lao động vất vả, là những gian khổ và hy sinh. Cái giá của sự sống ấy khá đắt. Con người phải đánh đổi bàng mồ hôi, nước mắt. Có người mất đi một phần cơ thể, có người hy sinh...

=> Sự sống, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh.

3. Vế 2: “Ở đời này ... ranh giới ấy”

- Thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực của tác giả vào cuộc đời. Không có con “đường cùng” nghĩa là không có sự bế tắc, kết thúc. “Chỉ có những ranh giới” là chỉ có những giới hạn tạm thời mà con người dễ dàng vượt qua bằng sức mạnh của chính mình và sự giúp đỡ của người khác.

- Điều đó thể hiện rõ nét qua nhân vật Đào. Với những đau khổ và bất hạnh trong quá khứ, có lúc Đào đã cho rằng đời mình đã vào đường cùng “ muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống”. Nhưng từ khi lên nông trường Điện Biên, được sống trong môi trường xã hội mới, cùng với những phẩm chất tích cực vốn có, Đào đã nhanh chóng hòa nhập vào cuốc sống mới, xóa dần đi mặc cảm quá khứ, thức dậy những khát vọng đẹp đẽ về cuộc đời và cuối cùng Đào tìm thấy hạnh phức trên nông trường. Thì ra, những đau khổ bất hạnh ấy không phải là đường cùng mà chỉ là ranh giới và Đào đã vượt qua.

4. Khẳng định tính đúng đắng và giá trị tích cực của câu triết lý. Nguyễn Khải cho ta cái nhìn lạc quan hơn về cuộc đời.

Với câu triết lý, ta nhận ra niềm tin tưởng của tác giả vào cuộc sống mới vào tính ưu việt của chế độ xã hội mới.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Quang Vinh Lê
Xem chi tiết
Dương Hoàng Minh
Xem chi tiết
Linh Phương
Xem chi tiết
Trần Hoàng Huy
Xem chi tiết
Star LCG
Xem chi tiết
Ánh Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết
Hải Đăng
Xem chi tiết
Bùi Thị Thùy Linh
Xem chi tiết