Câu 1.Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASIAN) ra đời trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Nêu xu thế phát triển chính của thế giới ngày nay. Tại sao nói " Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc"?
Câu 3.Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam tập trung vào nguồn lợi nào? So sánh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Các bạn giúp mình với ạ ...
Câu 2. Nêu xu thế phát triển chính của thế giới ngày nay.
=> *Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay:
1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.
2. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…
3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.
4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.
Tại sao nói " Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc"?
=> Nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc vì:
1. Thời cơ:
- Các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
2. Thách thức:
- Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu.
- Hội nhập với thế giới nhưng các nước cần giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.
Câu 1.Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASIAN) ra đời trong hoàn cảnh nào?
=> Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.