Bài viết số 7 - Văn lớp 6

I love T

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 đến 12 dòng ), nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Phương tong văn bản '' Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh ''. Trong đó có sử dụng phép tu từ : so sánh và nhân hóa.

Câu 2: Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kì diệu : mùa Đông : lá vàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng xuống ; sang Xuân : chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.

Em hãy tưởng tượng và viết thành 1 câu chuyện có các nhân vật : Cây Bàng, Đất Mẹ, lão già mùa Đông và nàng tiên mùa Xuân để gợi tả điều kì diệu ấy của thiên nhiên.

Thảo Phương
4 tháng 3 2017 lúc 15:13

2)

Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.

Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Ấn tượng chung về câu chuyện đó.

Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:

Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn...Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ. Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ. Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây. Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc....Cây Bàng đâm chồi nảy lộc....Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống.... Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân...

Kết bài:

Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể. Bài học từ câu chuyện (Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).
Bình luận (0)
Thảo Phương
4 tháng 3 2017 lúc 15:18

1)

Người anh không trả lời mẹ vì quá ngạc nhiên và bất ngờ trước vẻ đẹp của bức tranh và tài năng của em gái mình.
- Người anh muốn khóc vì quá xúc động và xấu hổ với sự đố kỵ, cố tình xa lánh của mình đối với em gái trước đây.
- Người anh cảm thấy đó không phải là bức tranh vẽ mình vì hình ảnh trong bức tranh quá đẹp, trong sáng và ngoài sức tưởng tượng của người anh.
- Người anh hiểu rằng chính lòng nhân hậu của em gái là cơ sở để tạo nên tài năng.
- Câu nói thầm của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, ăn năn, bị thuyết phục, tự nhận thức về bản thân cũng như về em gái của mình.
Bình luận (0)
Lê Khánh Dung
14 tháng 3 2017 lúc 20:12

1) Tạ Duy Anh là cây bút trẻ xuất hiện trong nền văn học thời kì đổi mới. "Bức tranh của em gái tôi" là tác phẩm đặc sắc của ông. Khi đọc tác phẩm, người đọc rất ấn tượng về nhân vật Kiều Phương. Đó là một cô bé hồn nhiên, vô tư và yêu đời. Khi bị anh trai gọi là Mèo một cách chế giễu nhưng cô lại càm thấy yêu thích và còn dùng để xưng hô với bạn bè. Đặc biệt cô có tài năng hội họa.Cô có thể tự chế màu vẽ bàng những vật dụng có sẵn trong nhà. Những hình ảnh mà Kiều Phương đưa vào tranh dù chỉ là cái bát múc cám lợn sứt mẻ nhưng cũng rất ngộ nghĩnh. Những bức tranh của cô được chú Tiến Lê- một họa sĩ thực thụ phải thán phục. Khi được bố mẹ quan tâm để phát triển tài năng hội họa thì Kiều Phương bị anh trai đố kị và ghen ghét. Vậy mà kiều Phương vẫn yêu quý anh, vẫn vẽ tranh về anh rất đẹp. Tấm lòng của Kiều Phương đã cảm hóa được người anh khiến cho anh nhận ra được lỗi lầm của mình. Đọc tác phẩm, người đọc không chỉ yêu quý Kiều Phương bởi sự hồn nhiên, vô tư của cô mà còn thán phục bởi tài năng hội họa và tấm lòng nhân hậu đáng quý.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
tran nguyen
Xem chi tiết
Tuyet Ngoc
Xem chi tiết
meria Ly
Xem chi tiết
Trần Huyền Trang
Xem chi tiết
Trần Khởi My
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc khánh
Xem chi tiết
Trúc Phạm
Xem chi tiết
Phan Ngọc Tú Anh
Xem chi tiết
ton hanh gia
Xem chi tiết