Câu 1: Vì sao nói tế bào mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng? Cho ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST ở một loài sinh vật cụ thể.
Câu 2: Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội cần phải làm gì? Hãy giải thích cách làm.
Câu 3: Phân biệt thường biến và đột biến.
Câu 4: Dựa vào quá trình hình thành ARN, quá trình hình thành chuỗi axit amin và chức năng của protein hãy viết sơ đồ biểu diễn khái quát mối liên hệ giữa gen và tính trạng? Hãy giải thích.
Câu 1: Tế bào mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng vì mỗi loài có số lượng NST đặc trưng riêng.
VD:
Người: 2n = 46 ;
Tinh tinh: 2n = 48;
Gà : 2n = 78 ;
Ngô: 2n = 20; ...
Câu 2 : Muốn xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội ta sử dụng phép lai phân tích. Đó là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có KG đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có KG dị hợp.
Thường biến
1. Biến đổi kiểu hình
2. Không di truyền
3. Phát sinh đồng loạt theo cùng
một hướng, tương đương với điều kiện môi trường.
4. Giúp sinh vật thích nghi
Đột biến:
1. Biến đổi cơ sở vật chất
2. Di truyền
3. Xuất hiện với tần suất thấp, ngẫu nhiên
4. Thường có hại
Gen (một đoạn ADN) ---- >mARN ---->Prôtêin ---->Tính trạng
Bản chất của mối liên hệ chính là trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn cùa ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch tnARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí cùa tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng cùa cơ thể. Như vậy, thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng.