Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 5
Số lượng câu trả lời 1
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (2)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Đề cương ôn tập HKI

Câu hỏi:

Câu 1: Viết các PTHH thực hiện các chuyển đổi hóa học sau ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) a)Cu->CuO->CuCl2->Cu(OH)2-> CuO->Cu. b)Al->Al2O3->AlCl3->Al(OH)3->Al2O3->Al.

Câu 2: Nêu tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ tan, bazơ không tan, muối, kim loại? Viết một phương trình hóa học minh họa cho mỗi tính chất.

Câu 3: Nhận biết bằng phương pháp hóa học: a) 3 kim loại Al, Ag, Fe. b) 4 dd: NaOH, H2SO4, BaCl2, KNO3 chỉ dùng quỳ tím. c) 4 dd: KCl, K2SO4, HCl, Ba(OH)2 chỉ dùng quỳ tím.

Câu 4: Nêu hiện tượng viết PTHH xảy ra khi cho: a) Kẽm vào dd Đồng (II) clorua. b) Đồng vào dd Bạc nitrat. c) Bari clorua vào dd axit sunfuric. d) Đồng (II) oxit vào dd axit clohidric. e) Natri vào dd Đồng (II) sunfat

Câu 5: Cho 51,2 gam hỗn hợp gồm CaO và CaCO3 vào 300ml dd HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được 8,96l khí (đktc). a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu. c) Tính nồng độ mol dd HCl cần dùng.

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 11g hỗn hợp gồm Al và Fe trong dd HCl dư thì thu được 8,96l khí không màu (đktc) a) Viết PTHH b) Tính thành phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 18,6g hỗn hợp gồm Fe và Cu trong đó dd HCl dư thì thu được 2,24l khí không màu ở đktc. a) Viết PTHH b) Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 2,5g một kim loại hóa trị II vag nước dư thì có 1,4l khí H2 sinh ra ở đktc. Xác định kim loại trên.

Câu 9: Khử hoàn toàn 16g oxit của một kim loại hóa trị II bằng khí H2 thu được 12,8g kim loại. Xác định tên kim loại đó và thể tích khí H2 cần dùng.

Câu 10: Dẫn 56ml khí SO2 ở đktc đi qua 350ml dd CaOH2 a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng các chất sau phản ứng

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 8,8g hỗn hợp gồm Mg và MgO bằng một lượng dd HCl 14,6% vừa đủ. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 28,5g muối khan. a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính khối lượng HCl cần dùng c) Tính C% dd muối tạo thành sau phản ứng.